10 điện thoại huyền thoại có tầm ảnh hưởng nhất lịch sử
Danh mục sản phẩm

10 điện thoại huyền thoại có tầm ảnh hưởng nhất lịch sử

Dương Nguyễn Ngày đăng: 02/18/2017Lượt xem: 1523
Dưới đây là 10 chiếc điện thoại được xem là huyền thoại và biểu tượng một thời có tầm ảnh hưởng nhất.
Motorola DynaTAC 8000X: Điện thoại di động đầu tiên thế giới là Motorola DynaTAC 8000X. Nó được giới thiệu vào năm 1973, bán ra từ năm 1984 với mức giá khi đó là 4.000 USD. Motorola DynaTAC 8000X cần đến 10 giờ sạc pin cho cuộc gọi vỏn vẹn 30 phút và máy có thể lưu trữ 30 số điện thoại. Hiện máy có giá lên đến 9.500 USD trên các trang rao vặt.  
Motorola StarTAC: Năm 1996, Motorola giới thiệu chiếc StarTAC với thiết kế nắp gập đầu tiên có giá 1.000 USD. Model này nhanh chóng trở thành hiện tượng và luôn xuất hiện trên phim ảnh. Một số tính năng “tiên phong” có trên Motorola StarTAC bao gồm chuông báo kết hợp rung, hiển thị các cột xanh thể hiện mức độ sóng.  
 
 
Nokia 9000 Communicatior: Sử dụng nền tảng GeoWork GEOS V3.0, bộ lưu trữ 8 MB kết hợp thiết kế nắp gập và bàn phím QWERTY, chiếc Nokia 9000 Communicator là smartphone đầu tiên của thế kỷ trước. Máy sử dụng màn hình LCD 4,5 inch có mật độ điểm ảnh lên đến 148 PPI, chip xử lý Intel 386EX. Người dùng có thể nghe gọi, gửi tin nhắn và lướt web trên Nokia 9000 Communicator.  
Nokia 6210: Đây là một trong những mẫu di động “cục gạch” đầu tiên trên thế giới. Tuy có kiểu dáng thiết kế cơ bản không nắp gập hay bàn phím QWERTY, Nokia 6210 và những model tương tự lại trở thành huyền thoại trong lòng người dùng. Đáp ứng tốt nhu cầu nghe gọi, nhắn tin và có thể hoạt động 9 ngày chỉ với một lần sạc, máy vẫn còn được lưu giữ và sử dụng hàng ngày bởi nhiều tín đồ Nokia.  
Nokia 3310: Là "đàn em" của Nokia 3210, 3310 được trang bị chế độ rung trong im lặng và tính năng gộp 3 tin nhắn SMS lại thành văn bản dài. Đây là model Nokia đầu tiên người dùng có thể tháo và thay vỏ khác cho máy. Với thiết kế nhỏ gọn và thời lượng pin chờ hơn 10 ngày, Nokia 3310 vẫn được ưu ái trở thành điện thoại dự phòng của nhiều người.  
Treo 180: Còn được biết đến như Palm Treo, di động nắp gập kết hợp màn hình cảm ứng đơn sắc này là sản phẩm của hãng sản xuất thiết bị trợ lý kỹ thuật số Handspring. Khả năng soạn thảo, chỉnh sửa tin nhắn linh hoạt, thao tác dùng bút “chọc” vào màn hình, bộ nhớ lớn hơn rất nhiều so với các dòng di động cùng thời hay lướt web cùng trình duyệt Blazer là những kỷ niệm của người dùng với Treo 180.  
Motorola Razr: Di động nắp gập thiết kế mỏng và bàn phím T9 này ngay lập tức trở thành biểu tượng của thiết kế sang trọng, tinh tế vào cuối những năm 2000. Cũng như Motorola StarTAC, Razr liên tục xuất hiện trên phim ảnh và nhanh chóng nhận được sự yêu mến từ người dùng.  
BlackBerry Curve: Dòng smartphone cá nhân BlackBerry Curve ra mắt vào tháng 3/2007, khi iPhone chỉ mới được giới thiệu. Ông hoàng di động BlackBerry lúc này vẫn không mảy may biết đến mối đe dọa từ một công ty nhiều lần đứng bên bờ phá sản và chỉ mới đứng dậy sau thất bại Apple. BlackBerry Curve nhanh chóng được ưa chuộng bởi các doanh nhân do khả năng bảo mật và soạn thảo email, quản lý email nhanh chóng cũng như kết nối GPS, Wi-Fi.  
Apple iPhone: Với slogan “Apple tái phát minh di động”, chiếc iPhone đầu tiên ra mắt vào năm 2007 đánh dấu bước ngoặt mới trong làng công nghệ. iPhone khơi mào cho cuộc đua smartphone mà Apple là kẻ dẫn đầu với công nghệ màn hình cảm ứng đa điểm, nút Home vật lý hay thiết kế khác biệt. iPhone đời đầu nhanh chóng biến những người sử dụng nó thành đứa trẻ bị cuốn hút bởi món đồ chơi mới lạ và là một phần trong ký ức nhiều người.  
Samsung Galaxy Note 7: Ra mắt kèm slogan “Nghĩ lớn” (Think Big), Galaxy Note 7 mang vẻ đẹp khác biệt, công nghệ hiện đại đã nhanh chóng chiếm được thiện cảm của người dùng. Tuy nhiên, chỉ một lỗi nhỏ trong thiết kế viên pin đã kéo theo sự sụp đổ của Galaxy Note 7 cùng với danh tiếng và công sức của Samsung. Dù sớm bị khai tử, Note 7 đã góp phần tạo nên hình ảnh mới của Samsung, một công ty đặt người dùng trên hết và cho họ cơ hội để thể hiện chính mình với Galaxy S8 sắp tới.  
 
Theo Zing
Zalo Button