GHz là gì? Ứng dụng và tầm quan trọng của GHz trong đời sống
Danh mục sản phẩm

GHz là gì? Ứng dụng và tầm quan trọng của GHz trong đời sống

Thư Nguyễn Ngày đăng: 07/22/2024Lượt xem: 197

GHz là một chỉ số quan trọng cần lưu ý đến khi mua chipset hay máy tính. Vậy cụ thể GHz là gì? Ứng dụng và tầm quan trọng của chỉ số này trong đời sống công nghệ phát triển như hiện nay ra sao? Hãy cùng Viettablet tìm hiểu chi tiết về GHz qua nội dung bài viết dưới đây:

GHz là gì?

GHz là viết tắt của Gigahertz hay còn được gọi là tốc độ xung nhịp hay tần số, đây là một đơn vị đo tần số được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực điện tử và công nghệ thông tin. Theo luật quy đổi quốc tế, 1 GHz sẽ bằng 1 tỷ (1,000,000,000) chu kỳ mỗi giây. Trong đó, Hertz (Hz) là đơn vị cơ bản đo tần số, đại diện cho số lần lặp lại của một sự kiện trong một giây.

GHz là viết tắt của Gigahertz hay còn được gọi là tốc độ xung nhịp hay tần số.

Ứng dụng của GHz

Chỉ số GHz đóng vai trò quan trọng và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, nhất là trong thời kỳ công nghệ phát triển như hiện nay. Trong đó, tần số GHz được sử dụng để xác định hiệu suất và tốc độ xử lý của bộ vi xử lý (CPU) trong máy tính; xác định tần số hoạt động của các thiết bị không dây như Wi-Fi hay điện thoại di động, cũng như tần số các tín hiệu truyền hình vệ tinh và radar.

Tần số GHz được sử dụng để xác định hiệu suất và tốc độ xử lý của bộ vi xử lý (CPU) trong máy tính.

Trong công nghệ, GHz thường được sử dụng để đo hiệu suất của các thiết bị điện tử. Tần số cao hơn thường đồng nghĩa với khả năng xử lý nhanh hơn hoặc truyền dữ liệu nhiều hơn trong cùng một khoảng thời gian.

Tầm quan trọng của GHz

GHz là một đơn vị đo tần số quan trọng trong thế giới công nghệ hiện đại, giúp chúng ta hiểu và so sánh hiệu suất của các thiết bị điện tử và hệ thống truyền thông. Dưới đây là tầm quan trọng của GHz.

Tầm quan trọng của GHz đối với xung nhịp CP

Trong thế giới công nghệ, xung nhịp (Clock Pulse – CP) có vai trò không thể thiếu trong việc xác định hiệu suất và tốc độ của một bộ vi xử lý (CPU). Đối với mỗi máy tính, xung nhịp CP được ví như là “trái tim” – các tín hiệu điện tử được phát ra từ vị trí này để có thể đồng bộ hóa và điều khiển các hoạt động tính toán. Xung nhịp CP thường được đo bằng hai đơn vị phổ biến là Megahertz (MHz) và Gigahertz (GHz).

Xung nhịp (Clock Pulse – CP) có vai trò không thể thiếu trong việc xác định hiệu suất và tốc độ của một bộ vi xử lý (CPU).

Đối với những dòng máy tính thế hệ cũ, các CPU sẽ được đo bằng MHz. Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ kỹ thuật số phát triển nhanh chóng như hiện nay, hiệu suất xử lý của các CPU sẽ thường được đo bằng GHz. Với xung nhịp CP được đo bằng GHz, các bộ vi xử lý có thể thực hiện các phép tính nhanh chóng hơn, xử lý được nhiều dữ liệu với kích thước lớn hơn và nhiều ứng dụng đa nhiệm hơn.

Tầm quan trọng của GHz đối với WiFi

Đối với WiFi, tần số làm việc của sóng vô tuyến thường được đo bằng đơn vị Hz và thường được đo trong dải từ vài GHz cho đến hàng trăm GHz. Trong đó, các thiết bị WiFi sẽ sử dụng các mức tần số khác nhau để truyền dữ liệu. Do đó, việc chọn tần số WiFi phù hợp có thể làm ảnh hưởng đến phạm vi và hiệu suất của mạng.

Các thiết bị WiFi sẽ sử dụng các mức tần số khác nhau để truyền dữ liệu.

Dải 2.4 GHz được xem là một tiêu chuẩn cho nhiều thiết bị WiFi hiện nay và được sử dụng phổ biến trong các gia đình hay văn phòng bằng các router hay những thiết bị kết nối. Phạm vi của dải tần này lớn và có khả năng xuyên qua nhiều vật cản. Tuy nhiên, do quá phổ biến nên sẽ dễ gặp tình trạng nhiễu từ bởi các thiết bị sử dụng khác có cùng dải tần.

Trong khi đó, dải tần 5 GHz hoặc cao hơn như 6 GHz đang dần trở nên phổ biến hơn trong các mạng WiFi hiện đại. Các dải tần này sẽ cho tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn và it2 bị nhiễu hơn so với dải tần 2.4 GHz.

Những câu hỏi thường gặp liên quan đến GHz

Bên cạnh những thông tin cơ bản như GHz là gì? Hay các ứng dụng và tầm quan trọng của chỉ số này, vẫn còn nhiều câu hỏi khác nữa liên quan đến GHz. Chẳng hạn như là:

Ép xung chip để tăng GHz như thế nào?

Về cơ bản, để CPU hoạt động hiệu quả và mượt mà đòi hỏi tốc độ xung nhịp phải cao và ngược lại. Tuy nhiên, vẫn còn một số yếu tố khác làm ảnh hưởng đến điều này nhưng tốc độ xung nhịp vẫn là yếu tố chính. Để đạt đến tốc độ xung nhịp cao hơn bạn có thể thực hiện theo hai cách:

Sử dụng các phần mềm và phần cứng chuyên dụng để thực hiện ép xung CPU. Tuy nhiên, cách làm này chỉ phù hợp đối với những cá nhân có kinh nghiệm và yêu cầu máy có hệ thống tản nhiệt phù hợp.
Sử dụng các mẫu CPU thế hệ mới với các tính năng bổ trợ tốt hơn, tiến trình sản xuất mới và kiến trúc mới để thay thế cho các CPU thế hệ cũ. Điều này sẽ giúp hiệu năng hoạt động tốt hơn rất nhiều.

Tốc độ xung nhịp được chia làm 2 loại, bao gồm cơ bản và Turbo. Trong đó, tốc độ xung nhịp cơ bản là tốc độ gốc ban đầu, còn tốc độ Turbo là tốc độ đã được ép xung và đẩy lên một mức mới. Hiện nay, Intel cũng đã có nhiều dòng CPU hỗ trợ công nghệ Turbo Boost thông minh này.

Tốc độ xung nhịp được chia làm 2 loại, bao gồm cơ bản và Turbo.

Làm sao để kiểm tra chỉ số GHz trên máy tính?

Việc xem chỉ số GHz có thể giúp bạn có cái nhìn tổng quát và đưa ra những đánh giá khách quan hơn về hiệu suất của máy tính trong các tác vụ thông thường như lướt web, xem video hay chơi game. Để kiểm tra chỉ số GHz trên máy tính, bạn có thể thực hiện như sau:

Đối với hệ điều hành Windows, đầu tiên bạn hãy truy cập vào phần “My Computer” hoặc “This PC”. Sau đó, nhấp chuột phải vào “Properties”. Lúc này thông tin liên quan đến chip và chỉ số GHz sẽ được hiển thị cụ thể ở mục “About”.

Đối với hệ điều hành MacOS, đầu tiên bạn hãy click chuột vào biểu tượng Apple ở góc trái của màn hình. Lúc này sẽ có một trình menu thả xuống và bạn hãy chọn “About This Mac”. Thêm một cửa sổ mới xuất hiện và bạn hãy chọn vào “Overview”. Tại đây, ở mục “Processor” sẽ cho bạn biết những thông tin liên quan đến chip và tần số.

Tạm kết

Như vậy, thông qua bài viết đã giúp bạn biết được GHz là gì? Cũng như các ứng dụng và tầm quan trọng của chỉ số này. Hy vọng thông tin về GHz sẽ mang đến cho bạn nhiều kiến thức hữu ích trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay.

Viettablet.com 

Zalo Button