GPS là gì? Những điều cần biết khi sử dụng GPS và cách cài đặt trên điện thoại
Danh mục sản phẩm

GPS là gì? Những điều cần biết khi sử dụng GPS và cách cài đặt trên điện thoại

Hoàng Dũng Ngày đăng: 07/06/2024Lượt xem: 197

Ngày nay, chúng ra dễ dàng nghe thấy thuật ngữ GPS, nó xuất hiện trên các thiết bị điện tử, xe ô tô, chìa khóa thông minh... Không những vậy, các lĩnh vực hàng không, hàng hải, xe công nghệ cũng có sự xuất hiện của GPS. Vậy, GPS là gì? Những điều cần biết khi sử dụng tính năng GPS.

GPS là gì? 

GPS, cụm từ viết tắt của từ Global Positioning System là hệ thống định vị toàn cầu do Mỹ phát triển và vận hành. Theo đó, trong hệ thống GPS sẽ bao gồm rất nhiều vệ tinh bay trên quỹ đạo trái đất có độ cao lên đến 20.200km. 

GPS ngày càng được sử dụng phổ biến và mang lại nhiều lợi ích cho xã hội. 

Ưu điểm của GPS chính là có thể hoạt động tốt bất chấp thời tiết mưa gió, bão tố hay hạn hán và bất cứ vị trí nào trên "Hành Tinh Xanh" của chúng ta. Nó có thể hoạt động liên tục suốt 24 giờ, được tích hợp một số tính năng miễn phí trên các thiết bị di động như: smartphone, laptop, tablet,...

Lịch sử hình thành phát triển và cơ chế hoạt động GPS

Như đã nhắc ở trên, hệ thống định vị toàn cầu GPS được phát triển trong những năm 1970 bởi Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ. Sứ mệnh của GPS giúp cải thiện khả năng định vị cho hoạt động quân sự giai đoạn đó. Nhưng đến thời điểm hiện tại, GPS đang mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho cuộc sống và sự phát triển của xã hội hiện đại. 

GPS phát triển qua 3 giai đoạn và phổ biến cho đến ngày nay. 

3 giai đoạn hình thành và phát triển của hệ thống định vị GPS

  • Giai đoạn 1, thập niên 70: Đây là giai đoạn hình thành và thử nghiệm, GPS được ứng dụng vào trong chiến tranh. 
  • Giai đoạn 2, thập niên 80: Lúc này GPS đã đưa vào chính thức hoạt động, không chỉ sử dụng trong chiến tranh mà còn mở rộng ra lĩnh vực dân sự. 
  • Giai đoạn 3, thập niên 90 đến nay: Đây được xem là thời kỳ hoàng kim và phát triển nhất của GPS khi mà trở thành công cụ vô cùng tiện ích trong cuộc sống và ứng dụng vào lĩnh vực, nhiều ngành nghề. 

Cơ chế hoạt động của hệ thống định vị toàn cầu GPS 

Để hệ thống định vị toàn cầu được hoạt động tốt nhất phục vụ nhu cầu sử dụng tốt nhất, các vệ tinh GPS sẽ bay xung quanh trái đất 2 lần/1 ngày theo quỹ đạo lập trình chính xác. Các vệ tinh này sẽ bay vòng quanh trái đất rồi phát tín hiệu xuống trạm tiếp nhận trái đất. Nó sẽ thu thập và tính toán được vị trí chính xác của người dùng yêu cầu. Nó đơn giản hơn là các vệ tinh sẽ cho bạn biết khoảng cách chính xác từ vị trí của bạn đến một điểm nào đó trên trái đất.

Cơ chế hoạt động của GPS khá đơn giản nhưng vô cùng chính xác và hiệu quả. 

Tuy nhiên, để tìm ra vị trí 2 chiều tiếp nhận thì các máy thu phải nhận được tín hiệu ít nhất là 3 vệ tinh. Trong khi đó, đối với tín hiệu 4 vệ tinh sẽ tính được vị trí 3 chiều về kinh độ, vĩ độ và độ cao. Sau khi vị trí của người dùng đã tính được thì máy thu GPS sẽ tính được các thông số khác như: tốc độ, hướng chuyển động, khoảng hành trình, bám sát di chuyển,...

Lợi ích của GPS trong cuộc sống 

1. Điều hướng và bản đồ: Cụ thể là các ứng dụng như Google Maps, Waze. Các ứng dụng này giúp người dùng tìm đường dễ dàng, đánh giá tình hình giao thông cũng như tìm kiếm các điểm dừng chân gần bạn. GPS còn giúp cảnh báo khi xe vượt quá tốc độ, vượt ra khỏi vùng giới hạn an toàn... 

2. Quản lý sức khỏe: Các ứng dụng theo dõi sức khỏe quen thuộc như Strava, Fitbit hay trên Apple Watch sẽ giúp bạn theo dõi khoảng cách mà bạn đã chạy bộ, khoảng cách đi bộ, chạy xe đạp.

3. Chia sẻ vị trí: GPS cung cấp các dịch vụ chia sẻ vị trí của bạn cho gia đình, bạn bè và ngược lại bạn cũng sẽ cập nhật vị trí của người thân, bạn bè khi họ ở xa... để tăng cường sự an toàn và kết nối.

GPS giúp định vị vị trí của người dùng hoặc tìm đường đi trên bản đồ rất thuận tiện.

4. Tìm kiếm và theo dõi vật dụng bị mất: Điện thoại di động, chìa khóa xe, chìa khóa ô tô và nhiều thiết bị khác có thể được theo dõi thông qua định vị GPS, nó sẽ giúp bạn tìm lại chúng nhanh chóng khi vô tình bị thất lạc hoặc bị mất cắp. 

5. Các doanh nghiệp tối ưu hóa: Với GPS, các doanh nghiệp vận chuyển và phân phối sẽ sử dụng để theo dõi và quản lý đội xe, tối ưu hóa lộ trình và tiết kiệm chi phí.

Một trong những nhược điểm dễ thấy nhất của GPS là tốn pin. 

Mặc dù có nhiều ưu điểm và các tính năng nổi bật nhưng GPS vẫn còn một số hạn chế. Việc GPS hoạt động 24/24 đi kèm sự phát triển vượt bậc của công nghệ sẽ khiến thông tin của người dùng dễ bị kẻ gian đánh cắp. Hoặc người xấu có thể dựa vào GPS để theo dõi quá trình di chuyển của bạn mà bạn không hề hay biết. Ngoài ra, GPS cũng gây tốn pin trên các thiết bị di động. 

3 bước cài đặt định vị GPS cho điện thoại di động 

Sau khi đã hiểu hơn về GPS là gì? những ưu điểm và tiện ích của nó, bạn có thể tải GPS về điện thoại di động của bạn một cách nhanh chóng, đơn giản với 3 bước sau: 

  • Bước 1: Vào điện thoại di động tìm phần cài đặt và chọn vào đó.
  • Bước 2: Tiếp tục tìm đến “Vị trí” hoặc “Thông tin vị trí” ấn chọn đó ngay nhé.
  • Bước 3: Bật định vị GPS bằng cách gạt thanh từ trái sang phải. Sau khi bất thành công thanh GPS sẽ chuyển sang màu xanh. Tiếp đến, bạn sẽ kết với wifi hoặc 3G để tải dữ liệu bản đồ Google Map. Cuối cùng, bạn có thể định vị được vị trí của mình, hoặc bạn bè hoặc những địa điểm cần tìm kiếm.

Những câu hỏi liên quan đến tính năng GPS thường gặp

Không có Internet có thể sử dụng  GPS được không?

Câu trả lời là có. Bạn có thể dùng tính năng GPS mà không cần kết nối internet. Nhưng nếu là  A-GPS thì bạn cần có 3G hay wifi mới định vị được. Còn các kết nối GPS sẽ không phụ thuộc vào wifi hay 3G, 4G, 5G.  

Người dùng có thể sử dụng GPS kể cả khi không kết nối Internet. 

Internet có vai trò cải thiện trải nghiệm khi dùng GPS. Bạn có thể sử dụng để tìm kiếm địa điểm trực tuyến, chia sẻ thông tin vị trí của bạn với bạn bè hoặc cập nhật lưu lượng giao thông. 

Thời tiết có ảnh hưởng đến sự ổn định của định vị GPS không?

Định vị GPS có thể hoạt động ổn định trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào, không phân biệt nắng hay mưa. Nó hoạt động liên tục 24/24 và miễn phí tại tất cả các quốc gia. Tuy nhiên, thiết bị định vị GPS, cần quan tâm đến khả năng chống thấm nước. Bảo quản thiết bị tốt sẽ giúp đảm bảo thông tin vị trí chính xác hơn.

Viettablet.com

Zalo Button