GPU là gì? Có công năng thế nào? Làm sao để phân biệt GPU với CPU?
Khi sử dụng điện thoại, laptop, máy tính bàn hay máy tính bảng chúng ta sẽ nghe đến thuật ngữ GPU. Vậy GPU là gì, có công dụng gì và khác gì với CPU, bạn đã biết chưa? Trong bài viết này Viettablet sẽ chia sẻ một số thông tin liên quan đến GPU, cũng như sự giống và khác nhau của CPU và GPU.
GPU là gì?
GPU là thuật ngữ viết tắt của Graphics Processing Unit là card xử lý chuyên dụng cho những việc liên quan tới đồ họa. Nó có cấu tạo từ nhiều lõi nhỏ hơn và chuyên dụng hơn khi làm việc, chúng sẽ mang đến hiệu năng mạnh mẽ khi tác vụ xử lý và được ưa chuộng trong mảng thiết kế.
GPU là card xử lý chuyên dụng cho những việc liên quan tới đồ họa.
Giai đoạn đầu, GPU được phát triển và ứng dụng trong đồ họa như trò chơi máy tính và thiết kế đồ họa. Thế nhưng, với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, GPU đang dần trở nên quan trọng trong nhiều lĩnh vực trong cuộc sống
Đồng thời, nhiều ứng dụng khác nhau đòi hỏi hiệu suất tính toán đồ họa hoàn toàn không giống nhau và GPU sẽ cung cấp khả năng tính toán đa nhiệm, xử lý hàng nghìn hoặc thậm chí hàng triệu tác vụ cùng một lúc.
Sự hình thành và phát triển của GPU
Sự hình thành của card đồ họa GPU
GPU đầu tiên ra đời vào năm 1990, hướng đến thị trường trò chơi và thiết kế có sự hỗ trợ của máy tính (CAD). Thế nhưng, tiền đề đầu tiên của nó xuất hiện vào những năm 1940 và 1950 với màn hình ma trận điểm.
GPU đầu tiên ra đời vào năm 1990.
Sau mấy mươi năm phát triển, GPU đã tích hợp một công cụ kết xuất dựa trên phần mềm trước đây, cùng công cụ chuyển đổi và chiếu sáng đi kèm điều khiển đồ họa, tất cả đều trên một chip có thể lập trình.
Sự phát triển của công nghệ card đồ họa GPU
Năm 1999: Chiếc GPU đầu tiên là ra mắt thị trường là GPU GeForce 256 chip đơn do công ty Nvidia sản xuất.
Bước sang những năm 2000 đến 2010: Card đồ họa GPU được nâng lên một tầm cao mới khi có thêm các chức năng như dò tia, tô bóng lưới và tạo hình khối phức tạp hơn. Những chức năng này mang đến khả năng tạo hình ảnh và hiệu năng đồ họa ngày càng tiên tiến.
Công ty Nvidia đã phát hành thêm CUDA.
Năm 2007, công ty Nvidia đã phát hành thêm CUDA. Đây là một lớp phần mềm cung cấp khả năng xử lý song song trên GPU, giúp mang lại hiệu quả cao rõ ràng trong việc thực hiện các tác vụ cụ thể. Cũng chính giai đoạn này, CUDA của Nvidia đã mở rộng lập trình GPU cho đối tượng rộng hơn.
Các thương hiệu GPU phổ biến nhất hiện nay
Thương hiệu |
Quá trình phát triển |
NVIDIA |
Bên cạnh đó, NVIDIA cũng cung cấp dòng sản phẩm Quadro dành cho lĩnh vực thiết kế đồ họa và sản xuất video. |
Intel |
Intel vừa hướng tới thị trường gaming và giải trí. Đồng thời cũng nhắm đến các lĩnh vực như thiết kế đồ họa, sản xuất video và các ứng dụng đồ họa chất lượng cao. |
Qualcomm |
Ngoài ra, Qualcomm liên tục tích hợp các công nghệ tiên tiến như AI (Trí tuệ nhân tạo) vào GPU của mình. |
Những ứng dụng của GPU trong cuộc sống
Trong Game: Đối với các trò chơi hiện đại ngày nay đều có mặt của GPU. Nó mang lại hình ảnh chân thành nhất và mượt mà nhất. Các dòng game như: Lol, PUBG hay Call of Duty… đều không thể thiếu sự hỗ trợ từ GPU.
GPU mang lại hình ảnh chân thành nhất và mượt mà nhất khi chơi game.
Trong đồ họa hình ảnh và video: GPU có vai trò quan trọng với người dùng làm kỹ sư thiết kế đồ họa. Đối với video chất lượng 2K hay 4K, GPU giúp xử lý và nâng cao hiệu ứng của video sẽ được nhanh nhạy hơn, tránh tình trạng giật lag.
GPU giúp xử lý và nâng cao hiệu ứng của video.
Trong cuộc sống: Ngày nay, GPU còn có vai trò quan trọng trong y khoa, điện tử, mô hình tài chính, nghiên cứu khoa học hiện đại…. Và trí thông minh nhân tạo AI là sản phẩm được mong chờ nhất.
Những năm gần đây, GPU trở thành công cụ hữu ích trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống.
Vai trò của GPU trên smartphone: Nó giúp hỗ trợ các trò chơi có độ phân giải và tốc độ khung hình cao nhất, giúp chạy mượt mà và nhanh hơn. Đồng thời, GPU còn có khả năng xử lý các hiệu ứng và kết xuất trò chơi 3D một cách dễ dàng.
Qualcomm thương hiệu GPU khá quen thuộc trên các dòng smartphone ngày nay.
CPU và GPU giống và khác nhau như thế nào?
Trước khi đi tìm sự giống và khác nhau của CPU và GPU, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về CPU là gì?
CPU là cụm từ viết tắt của Central Processing Unit, nó được ví như cơ quan đầu não đóng vai trò phân tích và xử lý dữ liệu được truyền tải tới các thiết bị thông qua định dạng các tệp lệnh. CPU cũng góp phần việc xác định tốc độ chạy của các chương trình, từ việc lướt web đến việc xây dựng bảng tính.
Sự giống và khác nhau giữa GPU và CPU. CPU là bộ não của thiết bị, còn GPU chỉ là một phần để hỗ trợ.
Sự giống nhau giữa CPU và GPU
CPU và GPU, về cơ bản sẽ khá giống nhau khi cả 2 đều được tạo ra từ hàng trăm triệu bóng bán dẫn. Nó có thể xử lý được hàng nghìn hoạt động mỗi giây. Tuy nhiên, GPU chỉ là một phần để hỗ trợ cho CPU nhưng không thể làm việc thay cho CPU.
Sự khác nhau giữa CPU và GPU
Như đã nói ở trên thì CPU là “bộ não” của các thiết bị. Nó tập hợp hàng triệu bóng bán dẫn có thể được điều khiển để thực hiện rất nhiều phép tính cùng lúc. Trong 1 CPU tiêu chuẩn thường có từ 4 đến 16 lõi xử lý xung nhịp từ 1 đến 4 GHz. Đối với CPU chuyên dụng có thể có đến 32 lõi xử lý và 1 CPU mạnh mẽ vì nó có thể làm mọi thứ.
Những câu hỏi thường gặp về GPU
GPU là gì?
GPU viết tắt của cụm Graphics Processing Unit, bộ xử lý các tác vụ có liên quan tới đồ họa. GPU ra đời có có liên kết mật thiết với CPU (vi xử lý trung tâm), nhưng cơ chế hoạt động của cả 2 hoàn toàn khác biệt.
GPU và CPU khác nhau như thế nào?
CPU là vi xử lý trung tâm nên đóng vai trò xử lý các tác vụ của toàn bộ máy tính. Trong khi đó, "người anh em" GPU chỉ là bộ phận hỗ trợ CPU, về khối dữ liệu hình ảnh, đồ họa và video mà thôi.
Kết luận
Với những kiến thức trong bài viết này, mong một phần nào đã giải đáp về GPU là gì? ứng dụng thực tế của GPU trong đời sống và giúp bạn hiểu rõ hơn về GPU và CPU.
Viettablet.com