Hướng dẫn tăng tốc độ smartphone Android cũ
Danh mục sản phẩm

Hướng dẫn tăng tốc độ smartphone Android cũ

Hoàng Dũng Ngày đăng: 03/17/2017Lượt xem: 1090
Sau một thời gian dài sử dụng các smartphone Android thường xuyên bị chậm chạp. Dưới đây là mẹo đơn giản giúp cải thiện tốc độ tối đa cho các máy Android cũ.
 
Một điểm yếu của các smartphone Android là thường xuyên bị yếu dần theo năm tháng, sau một thời gian máy thường xuyên cho hiệu năng giảm rõ rệt so với lúc đầu. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng và cách khắc phục là gì, bạn có thể tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
 
Xóa các ứng dụng không cần thiết
 
 
Với bộ nhớ lớn, người dùng thường xuyên cài đặt quá nhiều ứng dụng trong máy của mình mà không xóa đi. Điều này khiến smartphone của bạn dễ dàng bị chậm đi trông thấy sau một thời gian sử dụng. Vì vậy việc đầu tiên để có thể tăng tốc các smartphone Android thì bạn cần xóa bớt đi các ứng dụng mình không dùng đến nữa.
 
Bạn cũng không nên tải về quá nhiều ứng dụng thừa thải trên smartphone của mình.
 
Sử dụng một Launcher khác
 
 
Mỗi một dòng máy khác nhau lại được trang bị các Launcher khác nhau để tạo đặc trưng cho hãng và cung cấp các tính năng cho người dùng. Tuy nhiên một số hãng lại có Launcher quá nặng nề và cồng kềnh dẫn tới việc máy bị chậm đi trông thấy.
 
Để khắc phục, bạn có thể sử dụng một số Launcher khác như Nova Launcher hay Arrow Launcher nhẹ nhàng và mượt hơn rất nhiều.
 
Hạn chế các Widget
 
 
Widget trên Android đã trở thành đặc trưng và cực kỳ tiện lợi so với iOS. Tuy nhiên một điểm trừ của Widget là chiếm tài nguyên bộ nhớ lớn, ngốn RAM khiến máy trở nên nặng nề hơn hẳn. Vì vậy, bạn nên hạn chế sử dụng các Widget để tránh tối đa việc ngốn RAM và tránh nặng nề cho điện thoại của mình.
 
 Không sử dụng các ứng dụng diệt Virus
 
 
Thực tế trên điện thoại Android, bạn không cần phải mất công cài các ứng dụng diệt Virus làm gì vì chỉ khiến máy trở nên nặng nề và không hề hiệu quả một chút nào. Vì vậy, bạn nên gỡ bỏ toàn bộ các ứng dụng diệt virus vì các ứng dụng này khi chạy ngầm sẽ chiếm nhiều tài nguyên hệ thống.
 
Để ứng dụng hay sử dụng chạy ngầm
 
 
Một thói quen của người dùng là thường xuyên tắt ứng dụng ngay sau khi sử dụng xong. Tuy nhiên, khi bạn tắt hẳn ứng dụng đi, lần sau khi tải lại dữ liệu sẽ chiếm nhiều thời gian và bộ nhớ hơn so với khi bạn để ứng dụng chạy ngầm. Trên các phiên bản Android cao hơn, hệ thống cũng tự động quản lý RAM thông minh hơn nên bạn cũng không quá lo lắng về vấn đề này.
 
Theo Techz
Zalo Button