ISO là gì? ISO dùng để làm gì? Quy trình đăng ký ISO
Danh mục sản phẩm

ISO là gì? ISO dùng để làm gì? Quy trình đăng ký ISO

Hoàng Dũng Ngày đăng: 07/04/2024Lượt xem: 217

ISO là một thuật ngữ khá quen thuộc trong thương mại, công nghiệp hay thậm chí là nhiếp ảnh tuy nhiên không phải bất kỳ ai cũng có thể định nghĩa chính xác về nó. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về ISO là gì? Quy trình đăng ký ISO. Đừng vội lướt qua nhé!

ISO là gì?

ISO được viết tắt từ cụm International Organization for Standardization - Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, là tổ chức phi chính phủ. IOS hoạt động 1 cách độc lập với số lượng thành viên hiện tại lên đến 165 quốc gia trên toàn thế giới và được đặt trụ sở chính tại Geneva, Thụy Điển.

Vào năm 1946, ISO chính thức ra đời với sự góp mặt của 25 quốc gia, họ gặp gỡ và bàn bạc về sự phát triển trong tương lai của một tiêu chuẩn hóa mang tầm quốc tế. Cho đến nay, ISO đã phát triển mạnh mẽ trở thành một tổ chức uy tín với mạng lưới rộng khắp và trở thành một phần không thể thiếu trong ngành công nghiệp. 

iso-la-gi-1

ISO là tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, là tổ chức phi chính phủ

Lịch sử phát triển của ISO 

Dưới đây là những cột mốc đánh dấu sự ra đời và phát triển của ISO theo từng năm:
 

Năm

Thành tựu

   

Năm 1946

Tập hợp được 65 chuyên gia từ 25 quốc gia trên thế giới lên ý tưởng ra đời 1 tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế. Diễn ra tại phố Luân Đôn (Anh).

Tháng 02/1947

Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ra đời với 67 Ủy ban kỹ thuật.

Năm 1949

Trụ sở chính của ISO đặt tại Route De Malagnou, Geneva, Thụy Sĩ với 5 thành viên thường trực.

Tháng 05/1952

Tạp chí ISO đầu tiên công bố các tiêu chuẩn phát hành hàng tháng.

Năm 1987

ISO công bố tiêu chuẩn quản lý Chất lượng (ISO 9000).

Năm 1995

ISO tạo tài khoản website có tên iso.org. Cho đến năm 2000, các tiêu chuẩn bắt đầu được bán trực tuyến trên website này.

Năm 1996

ISO lại tiếp tục công bố tiêu chuẩn quản lý Môi trường (ISO 14001).

Năm 2005

ISO hợp tác cùng IEC và ban hành Hệ thống quản lý bảo mật thông tin (ISO 27001).

Năm 2010

ISO công bố tiêu chuẩn Hướng dẫn về trách nhiệm xã hội (ISO 26000).

Năm 2011

Tiêu chuẩn ISO 50001 (Hệ thống quản lý năng lượng) ra đời.

Năm 2018 


 

ISO tiếp tục ban hành tiêu chuẩn ISO 45001 (Hệ thống quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp).

ISO dùng để làm gì?

ISO được sử dụng trong thương mại và công nghiệp

Một tiêu chuẩn chung được tạo ra đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc kết nối giữa doanh nghiệp và người dùng sản phẩm đó. 

Đối với người dùng, ISO là thước đo tin cậy có thể đánh giá được mức độ uy tín của doanh nghiệp và sản phẩm mà họ cung cấp, từ đó người dùng dễ dàng đưa ra quyết định mua hàng và yên khi dùng dịch vụ. Đồng thời, ISO còn tạo cơ sở để người dùng so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau. 

iso-la-gi-2

ISO là thước đo tin cậy có thể đánh giá được mức độ uy tín của doanh nghiệp

Không những thế, sự xuất hiện của tiêu chuẩn chung trong thương mại và doanh nghiệp còn giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, đem đến trải nghiệm mua sắm tốt hơn cho người dùng. 

Về phía doanh nghiệp, ISO được ví như là chuẩn mực để nỗ lực phát triển và đạt được. Việc đặt ra tiêu chuẩn chung góp phần khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong nước và quốc tế.  Khi đã tạo dựng niềm tin với khách hàng thì doanh nghiệp sẽ thu hút được nhiều khách hàng trung thành và tiềm năng. 

ISO được dùng trong nhiếp ảnh

Độ nhạy sáng của ISO được sử dụng trong máy ảnh cho phép bạn điều chỉnh mức độ sáng, tối của bức ảnh. Nhiều người dùng cho rằng, độ sáng tối của bức ảnh phụ thuộc vào 2 yếu tố chính là Khẩu độ và Tốc độ cửa trập, tuy nhiên không thể phủ nhận rằng nhờ việc trang bị ISO mà bức ảnh của bạn trở nên lung linh hơn ngay cả không điều kiện thiếu sáng hay không dùng đèn flash. Không những thế, ISO còn giúp cho cảm biến máy ảnh dễ dàng bắt sáng, từ đó hạn chế được tình trạng nhiễu hạt trong ảnh, mờ nhoè hay giảm chất lượng hình ảnh. 

iso-la-gi-3

ISO được sử dụng trong máy ảnh cho phép bạn điều chỉnh mức độ sáng

ISO mang lại lợi ích gì? 

Việc áp dụng ISO vào hệ thống quản lý của doanh nghiệp mang đến những lợi ích như sau: 

  •  Đem đến quy trình sản xuất bài bản, mang tính khoa học cao, đảm bảo tính nhất quán về chất lượng của sản phẩm. 
  •  ISO giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, rút ngắn thời gian, tiết kiệm nhân sự và gia tăng lợi nhuận. 
  •  Điều đặc biệt, ISO mang lại sự hài lòng cho khách hàng, an tâm hơn khi sử dụng dịch vụ. 
  •  Quy trình chung giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế cạnh tranh, mở rộng thị trường vươn tầm quốc tế.

iso-la-gi-4

Tổ chức, doanh nghiệp sử dụng ISO mang lại lợi ích vô cùng lớn

Các tiêu chuẩn ISO nào phổ biến nhất hiện nay?

Hiện nay các chứng chỉ ISO phổ biến nhất là ISO 9001 (quản lý chất lượng), ISO 14001 (quản lý môi trường), ISO 45001 (an toàn sức khỏe nghề nghiệp), ISO / IEC 27001 (bảo mật thông tin), ISO 22000 (an toàn thực phẩm) và ISO 13485 (y tế quản lý chất lượng thiết bị). Các chứng chỉ này đều đem đến độ uy tín cao cho thương hiệu. 

iso-la-gi-4

Những chứng chỉ ISO phổ biến nhất hiện nay

Doanh nghiệp có thể mua chứng nhận ISO không? 

Không, dù trong bất kỳ hoàn cảnh hay điều kiện nào bạn cũng không thể mua chứng chỉ ISO. Vì đây là loại chứng chỉ đạt chứng nhận quốc tế, bạn cần phải có thời gian để đăng ký và thực hiện đúng quy trình bởi vậy mọi hình thức mua bán chứng chỉ ISO đều quy phạm pháp luật. 
Trong trường hợp các doanh nghiệp cố ý thực hiện hành vi bán chứng chỉ nếu bị phát hiện thì sẽ bị xử phạt hành chính và tước giấy phép hoạt động kinh doanh. Ngược lại, nếu doanh nghiệp mua chứng chỉ ISO này vừa bị mất tiền lại không đem đến lợi ích gì cho doanh nghiệp. Thậm chí nếu bị phát hiện mua chứng chỉ ISO giả có thể sẽ đánh mất đi độ tin cậy của người dùng. 

Mẹo đăng ký ISO nhanh chóng, đạt hiệu quả cao

Để được cấp chứng nhận ISO bạn cần thực hiện 10 bước sau đây:

iso-la-gi-5

Quy trình đăng kí ISO

Bước 1: Đưa ra quyết định tham gia

(Đầu tiên tổ chức cần xác định doanh nghiệp có cần áp dụng tiêu chuẩn ISO hay không).

Bước 2: Lựa chọn người lãnh đạo tâm huyết, sáng suốt

Nhà lãnh đạo là người đóng vai trò then chốt trong việc đưa ra quyết định và đảm bảo được hệ thống quản lý ISO đạt hiệu quả cao. 

Bước 3: Đưa ra kế hoạch, mục tiêu và thực hiện

Doanh nghiệp cần tìm hiểu và phân tích cụ thể những điều khoản ISO từ đó đối chiếu những thực trạng của doanh nghiệp và đặt ra lộ trình cụ thể để đạt được tiêu chuẩn.

Bước 4: Truyền thông nội bộ

Chứng nhận ISO được áp dụng cho tất cả các quy trình sản xuất vì vậy nên toàn thể nhân viên cần đồng lòng, quyết tâm và cố gắng thực hiện.

Bước 5: Soạn thảo hồ sơ ISO đúng quy chuẩn

Bất cứ doanh nghiệp hay tổ chức nào để được cấp chứng nhận ISO đều cần phải soạn thảo tài liệu, điều này giúp cho mọi người có cơ sở để dựa vào và thực hiện đúng tiêu chuẩn.

Bước 6: Áp dụng ISO vào thực tiễn

Đặt toàn bộ tiêu chuẩn ISO vào quá trình sản xuất để đảm bảo khâu vận hành đạt tiêu chuẩn như đã đề ra. 

Bước 7: Đánh giá quy trình nội bộ

Các tổ chức và doanh nghiệp cần thực hiện kiểm tra định kỳ nhằm nắm được hiệu suất hoạt động, nếu phát hiện sai sót kịp thời kiểm tra và điều chỉnh. 

Bước 8: Đăng ký chứng nhận ISO

Lựa chọn đơn vị cấp chứng nhận ISO uy tín, chất lượng tránh trường hợp bị cấp chứng nhận giả.

Bước 9: Đạt chứng nhận ISO và nhận chứng chỉ

Bước 10: Duy trì, áp dụng chứng nhận ISO và phát triển hệ thống

Kết luận

ISO thật sự cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần nâng cao độ uy tín trong lòng khách hàng và thúc đẩy sự phát triển tổ chức. Hy vọng thông qua bài viết này bạn sẽ có được nhiều kiến thức về chứng nhận ISO. Chúc cho doanh nghiệp của bạn luôn thành công và phát triển. 

Viettablet.com

Zalo Button