Main là gì? Vai trò của main? Sự khác biệt giữa main laptop và main PC
Danh mục sản phẩm

Main là gì? main có vai trò gì? Sự khác biệt giữa main laptop và main PC

Hoàng Dũng Ngày đăng: 07/15/2024Lượt xem: 285

Để 1 chiếc máy tính vận hành tốt thì không thể thiếu bộ phận main. Nó được coi như “sự sống”của toàn bộ hệ thống. Vậy Main là gì? Có những loại main phổ biến nào? Tại sao main lại quan trọng tới vậy.Cùng Viettablet tìm hiểu thông tin bên dưới nhé!

Main là gì?

Main được viết tắt từ mainboard, trong tiếng Việt được gọi là bo mạch chủ. 

Main được hiểu là một bảng mạch chính, được đặt tại trung tâm thân máy và có vai trò kết nối toàn bộ linh kiện, phụ kiện lại với nhau như RAM, CPU… và các thiết bị ngoại vi như chuột, bàn phím… thành 1 thể thống nhất. 

Main được xem là cơ quan đầu não của toàn bộ hệ thống, vì nó không chỉ kết nối các linh phụ kiện lại với nhau mà còn có khả năng điều khiển mọi luồng dữ liệu giữa các thiết bị máy tính. Ngoài ra, main còn đem đến nguồn điện giúp các linh kiện được hoạt động ổn định. 

main-la-gi-1

Main máy tính còn được gọi là bo mạch chủ.

Main đóng vai trò gì trên máy tính?

Main đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc điều khiển, vận hành và điều khiển các hoạt động của máy tính cụ thể như: 

  • Có khả năng liên kết tất cả các linh kiện và thiết bị ngoại vi thành 1 thể thống nhất.
  • Điều khiển tốc độ và đường truyền giữa thiết bị điện tử và dữ liệu. 
  • Cung cấp luồng điện cho các linh kiện gắn trên main. 
  • Main là linh kiện quan trọng, quyết định cấu trúc và độ bền của máy tính. 

main-la-gi-2

Main đóng vai trò hết sức quan trọng đối với máy tính.

Main hoạt động như thế nào?

Dòng chảy Bus

Để dữ liệu và thông tin được truyền tải trên các đường dẫn 1 cách trơn tru, mượt mà là nhờ có Bus. Nó đóng vai trò như dòng chảy để giúp các thành phần trên máy tính trao đổi thông tin hiệu quả, chính xác. 

Chipset (bộ não kết nối)

Trên mainboard có hai con chip quan trọng là chipset cầu bắc và chipset cầu nam, nó có vai trò kết nối các linh phụ kiện cần thiết của máy tính.

  • Chipset cầu bắc: Kết nối RAM, CPU, card đồ họa… đây đều là những thành phần thiết yếu cần phải có truy cập dữ liệu nhanh chóng và có tốc độ cao. 
  • Chipset cầu nam: Kết nối các thiết bị lại với nhau nhưng tốc độ truy cập dữ liệu thấp, ổ quang và USB

main-la-gi-3

Main hoạt động cùng nhiều bộ phận khác nhau.

Đồng bộ hóa mọi tốc độ

Tại đây, chipset cầu bắc và nam sẽ phối hợp nhịp nhàng giúp điều chỉnh tốc độ Bus nhằm đảm bảo rằng các thành phần trên main được hoạt động đồng bộ và hiệu quả nhất. Chính vì thế mà việc truyền tải dữ liệu được diễn ra nhanh chóng tránh tình trạng giật lag hay tắc nghẽn. 

Main có bao nhiêu thành phần chính? 

Bo mạch chủ gồm có 8 thành phần chính bao gồm:

Chipset

Điều khiển và quản lý mọi hoạt động trên main bao gồm hai chip chính đó là chip cầu bắc và chip cầu nam. Tại vị trí này, chipset đưa dữ liệu từ ổ đĩa cứng qua CPU, đảm bảo rằng các thiết bị ngoại vi và card mở rộng được kết nối với CPU cùng các thiết bị khác. 

main-la-gi-4

Chipset gồm cầu bắc và cầu nam.

Nhiều nhà sản xuất main Server thường đưa các tính năng khác vào chipset như RAID, FireWire vào mỗi sê-ri bo mạch khác. 
Chipset không chỉ đảm nhiệm vai trò giới hạn, điều chỉnh tốc độ của CPU để main có khả năng “tải” được, mà còn tích hợp thêm các tính năng đồ hoạ, cổng USB hay âm thanh khác. 

main-la-gi-5

Cấu tạo của chipset.

Socket

Socket được hiểu là chân cắm trực tiếp để tiếp xúc với main, đây cũng là nơi cắm của các CPU. Tuỳ vào Socket của CPU mà bạn chọn main phù hợp để hỗ trợ. 

main-la-gi-6

Ổ cắm của Socket.

BIOS

BIOS hay còn được gọi là thiết bị vào/ra (Basic Input/Output System) đóng vai trò then chốt trong mỗi main Server, bởi BIOS là nơi chứa đựng tất cả các thông số kỹ thuật và cấu hình của hệ thống. Đảm bảo sự tương thích nhằm tránh tối đa diện tích của máy. Đồng thời, giúp mọi hoạt động được vận hành mượt mà, trơn tru giữa các thành phần phần cứng. 

main-la-gi-7

BIOS hay còn được gọi là thiết bị vào/ra

CPU

CPU còn có tên gọi khác là bộ xử lý trung tâm. Nó đóng vai trò như bộ não của máy tính, là một trong những thành phần cốt lõi quyết định hiệu năng và sự vận hành của hệ thống.

Bất kỳ mọi thông tin, thao tác hay dữ liệu nào được nhập vào máy tính cũng sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra lệnh điều khiển và vận hành mọi yêu cầu của thiết bị. 

main-la-gi-8

CPU còn có tên gọi khác là bộ xử lý trung tâm.

Hệ thống bus

Đây là 1 hệ thống đơn lẻ, nhưng lại có vai trò quan trọng trong việc kết nối các thành phần chính của hệ thống máy tính lại với nhau. Dưới đây là ví dụ điển hình: 
Khi bạn mở 1 hình ảnh > CPU sẽ truyền tín hiệu đến hệ thống bus để lấy dữ liệu > bus địa chỉ tìm kiếm vị trí lưu trữ > bus điều khiển giúp truyền tải dữ liệu. 
Nhờ sự phối hợp nhịp nhàng của hệ thống bus mà máy tính có thể xử lý mọi hoạt động 1 cách nhanh chóng, chính xác và đạt hiệu quả tốt nhất. 

main-la-gi-9

Bus là hệ thống đơn lẻ.

Khe cắm ISA

Khe cắm ISA cũng là 1 loại bus được dùng cho máy tính, viết tắt của từ "Industry Standard Architecture". Có chức năng gắn thêm các bo mạch mở rộng như hình ảnh, âm thanh. 

 

main-la-gi-10

Khe cắm ISA cũng là 1 loại bus

Khe cắm PCI

Khe cắm PCI là thuật ngữ để nói đến chuẩn giao tiếp giữa các linh kiện phần cứng của máy tính với nhau, được viết tắt từ cụm "Peripheral Component Interconnect". Nó là yếu tố quyết định tính tương thích giữa các bộ phận khác nhau như modem gắn trong hay Card âm thanh….

main-la-gi-11

Khe cắm PCI là thuật ngữ để nói đến chuẩn giao tiếp giữa các linh kiện phần cứng .

Khe cắm PCI Express

PCI Express (PCle) được hiểu là tiêu chuẩn kết nối hiện đại hơn so với PCI truyền thống, đem đến cho người dùng tốc độ truyền dữ liệu nhanh chóng hơn gấp nhiều lần. (PCle) thường được kết nối card mở rộng hoặc kết nối RAM. Giúp máy tính nâng cao hiệu năng và xử lý đa nhiệm, mượt mà.

main-la-gi-12

PCI Express (PCle) là tiêu chuẩn kết nối hiện đại hơn so với PCI truyền thống.

Những câu hỏi thường gặp

So sánh sự khác nhau giữa main trên laptop và PC

Đặc điểm

Main trên laptop

Main trên PC

Kích thước

Nhỏ gọn (ITX)

Lớn (ATX, Micro ATX)

Nâng cấp

Khó khăn

Dễ dàng, nhanh chóng (khe cắm, socket riêng biệt)

Tính năng

Nhiều (Wi-Fi, Bluetooth, âm thanh, mạng)

Ít hơn

Cổng kết nối 

Không có

Nhiều (HDMI, DisplayPort, USB Type-A/C, LAN)

Giá bán

Cao

Thấp

Thuận lợi

Dễ dàng mang đi, tiết kiệm diện tích, có nhiều tính năng

Nâng cấp linh hoạt, giá thành rẻ nhưng hiệu năng mạnh

Hạn chế

Hạn chế về nâng cấp, giá cao

Kích thước lớn, trang ít tính năng

Những lưu ý khi chọn main trên laptop và PC

Đối với main trên laptop

Đáp ứng độ tương thích: Bạn cần đảm bảo rằng Socket CPU phải phù hợp với main của laptop của bạn. Vì mỗi loại CPU có socket khác nhau, điều này không thể thay thế được.
Chipset: Việc lựa chọn chipset là vô cùng quan trọng, nó giúp cho máy tính của làm việc nhanh chóng, trơn tru. Nếu chipset mới thường đi cùng với CPU mới, đem đến cho người dùng nhiều tính năng và hiệu suất cao hơn. 
Lựa chọn kích thước main: Kích thước main phải phù hợp với kích thước của khung laptop, vì vậy bạn nên kiểm tra thật kỹ thông số kỹ thuật trước khi đưa ra quyết định mua.

main-la-gi-13

So sánh giữa main trên laptop và PC.

Đối với main trên PC

Ngược lại với laptop, main PC sẽ không đòi hỏi bạn phải quan tâm đến Socket vì CPU sẽ được hàn liền trên bo mạch. Tuy nhiên, bạn nên chú ý đến khả năng nâng cấp linh kiện như bộ nhớ, RAM để hỗ trợ cho việc nâng cấp máy tính sau này. 

main-la-gi-14

Lựa chọn Socket tương ứng với PC.

Tạm kết

Hy vọng thông qua bài viết này bạn có cái nhìn đúng đắn và sâu nhất về câu hỏi main là gì? main có vai trò gì? Sự khác biệt giữa main laptop và main PC để lựa chọn cho mình mainboard phù hợp với nhu cầu và sở thích của mình. Theo dõi Viettablet để biết thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé. 

Viettablet.com

Zalo Button