Mainboard là gì? Mainboard có chức năng gì? Các tiêu chí chọn mainboard phù hợp với máy tính
Mainboard là thuật ngữ khá quen thuộc đối với người dùng máy tính hiện nay. Ngỡ là thân thuộc nhưng không phải ai cũng định nghĩa được mainboard một cách đầy đủ và chính xác. Vậy mainboard là gì? Mainboard có chức năng gì? Các tiêu chí chọn mainboard phù hợp với máy tính. Bài viết này Viettablet sẽ đem đến tất tần tật các kiến thức về mainboard.
Giới thiệu về mainboard.
Mainboard là gì?
Mainboard hay còn được gọi là bo mạch chủ, được ví như trái tim của toàn bộ hệ thống và là một thành phần cốt lõi của các thiết bị điện tử hoặc máy tính.
Mainboard có nhiệm vụ cung cấp các nền tảng kỹ thuật số để kết nối và điều khiển các thành phần khác lại với nhau như CPU, RAM, card đồ hoạ, ổ cứng và cổng giao tiếp khác.
Mainboard hay còn được gọi là bo mạch chủ.
Kết nối của mainboard hết sức đa dạng, chúng cung cấp hàng loạt các khe cắm và cổng kết nối để có thể gắn các linh kiện phần cứng và thiết bị ngoại vi lại với nhau. Ngoài ra, nó còn có các vi mạch và chip điều khiển dùng để xử lý dữ liệu, giao tiếp với các linh kiện và điều khiển hoạt động của hệ thống.
Mainboard hỗ trợ đa chuẩn, có khả năng tương thích với nhiều chuẩn giao tiếp và cổng kết nối có thể kể đến như USB, HDMI hay Ethernet dùng để kết nối với các thiết bị ngoại vi và mạng.
Không những thế, mainboard còn có vai trò đảm bảo tính tương thích và hoạt động ổn định, hiệu quả của tất cả các linh kiện trong máy tính. Đồng thời, mainboard giúp quản lý hệ thống, cung cấp những tính năng quan trọng như quản lý điện năng, nhiệt độ và hệ thống làm mát giúp hệ thống vận hành an toàn.
Mainboard có chức năng gì?
Dưới đây là một số chức năng chính của mainboard mà bạn cần phải biết:
Kết nối đa dạng
Mainboard là trung tâm kết nối và cổng để gắn và giao tiếp với các linh kiện phần cứng như CPU, RAM, ổ cứng, card mạng... hỗ trợ kết nối với những thiết bị ngoại vi thông dụng khác điểm hình là chuột, bàn phím, máy in, loa, màn hình hay HDMI khác.
Chức năng của mainboard.
Giao tiếp hiệu quả
Mainboard được trang bị các vi mạch và chip điều khiển để xử lý dữ liệu, điều phối hoạt động và giao tiếp giữa các linh kiện được kết nối. Điều này giúp truyền tải thông tin 1 cách nhất quán và đồng bộ giữa các thành phần trong hệ thống, đảm bảo quá trình hoạt động diễn ra 1 cách mượt mà, trơn tru.
Quản lý nguồn điện
Mainboard đóng vai trò như là bộ phân phối nguồn điện, nhận nguồn điện từ nguồn cung cấp (ổ cắm điện, nguồn điện máy tính) sau đó phân phối đến các linh kiện khác trong hệ thống. Giúp cung cấp điện áp phù hợp cho CPU, RAM, card đồ hoạ, ổ cứng và các thiết bị khác đảm bảo cho hệ thống hoạt động ổn định.
Xử lý dữ liệu
Mainboard chứa chip BIOS (Basic Input/Output System) có vai trò khởi động máy tính và lưu trữ các cài đặt cấu hình trong hệ thống.
Ngoài ra, nó còn quản lý việc truy cập dữ liệu giữa các linh kiện với các thiết bị lưu trữ khác để đảm bảo tính đồng nhất và chính xác của dữ liệu.
Kết nối mạng
Hiện nay có nhiều mainboard tích hợp sẵn card mạng Ethernet hoặc cung cấp khe cắm cho các card mở rộng, cho phép người dùng gắn card mạng rồi hoặc máy tính được kết nối với internet hoặc mạng máy tính để chia sẻ dữ liệu, tài nguyên với nhau.
Xử lý âm thanh
Một số mainboard còn được tích hợp với chip âm thanh hoặc có thêm khe cắm âm thanh mở rộng, nhằm xử lý và phát ra âm thanh từ máy tính qua loa hoặc tai nghe. Đáp ứng cho các hoạt động giải trí, nghe nhạc, xem phim….
Kết nối giao tiếp ngoại vi
Mainboard có nhiệm vụ quản lý bộ nhớ hệ thống (RAM), vì vậy CPU được phép truy cập và lưu trữ thông tin, dữ liệu vào bộ nhớ tạm điều này giúp tăng hiệu suất tính toán.
Đồng thời mainboard cung cấp nhiều cổng giao tiếp ngoại vi như USB, HDMI, VGA hay cổng âm thanh. Cho phép kết nối với các loại thiết bị ngoại vi phổ biến như chuột, bàn phím, máy ảnh, máy quay phim…
Kết nối giao tiếp ngoại vi của mainboard.
Loại mainboard máy tính nào phổ biến nhất hiện nay?
Có nhiều loại mainboard được sản xuất để đáp ứng cho nhiều mục đích và nhu cầu sử dụng khác nhau. Mỗi loại mainboard sẽ có các tính năng và ứng dụng riêng biệt, dưới đây là thông tin về các loại mainboard phổ biến nhất hiện nay:
Những loại mainboard phổ biến nhất hiện nay.
Loại mainboard |
Đặc điểm |
Ứng dụng |
Mainboard Tiêu chuẩn (ATX) |
Kích thước lớn, có nhiều khe cắm PCIe và đầy đủ kết nối. |
Máy tính để bàn phổ thông dành cho việc chơi game cơ bản hoặc game đồ họa nhẹ. |
Mainboard Micro ATX (mATX) |
Kích thước nhỏ gọn hơn so với mainboard ATX tuy nhiên có ít khe cắm PCIe và kết nối ngoại vi. |
Hệ thống máy tính nhỏ gọn giúp tối ưu hoá không gian, đáp ứng nhu cầu sử dụng cơ bản, tin học văn phòng. |
Mainboard Mini-ITX |
Đây là kích thước nhỏ nhất nhưng chỉ có 1 khe cắm PCIe và ít kết nối ngoại vi. |
Hệ thống máy tính siêu nhỏ, HTPC, đề cao tính thẩm mỹ và ưu tiên tiết kiệm diện tích. |
Mainboard Gaming |
Dành riêng cho game thủ, có nhiều khe cắm PCIe cho các card đồ họa, cho âm thanh chất lượng cao và hỗ trợ ép xung.
|
Máy tính chơi game chuyên nghiệp dành cho game thủ. Giải quyết tốt các vụ game đồ họa cao cấp với hiệu suất mạnh mẽ. |
Mainboard Workstation |
Cung cấp nhiều card đồ họa và CPU mạnh mẽ, hướng đến các ứng dụng chuyên nghiệp. |
Dành riêng cho thiết kế đồ họa, chỉnh sửa video, tính toán khoa học và xử lý dữ liệu nặng. |
Mainboard HTPC |
Mang đến âm thanh tốt, hỗ trợ video HD, có nhiều kết nối đa phương tiện. |
Máy tính giải trí gia đình dùng để xem phim, nghe nhạc hoặc chơi game nhẹ. |
Mainboard Server |
Mang tính ổn định, bảo mật cao, hỗ trợ cho việc quản lý từ xa, hỗ trợ nhiều CPU và RAM. |
Liên quan đến máy chủ, lưu trữ dữ liệu, cung cấp dịch vụ mạng và hoạt động liên tục. |
Mainboard Mac |
Thiết kế dành riêng cho macOS, tích hợp sâu với linh kiện Apple. |
Máy tính Mac Mini, MacBook, iMac, tối ưu hóa cho hệ sinh thái Apple. |
Cấu tạo của mainboard gồm mấy thành phần?
Một mainboard cơ bản được cấu tạo bởi rất nhiều thành phần phức tạp, và tùy vào kiểu dáng hay tính năng của từng model sẽ có từng cấu tạo khác nhau. Nhưng sẽ bao gồm:
- Cổng kết nối và các khe: cấu tạo này của mainboard sẽ giúp gắn và kết nối các linh kiện phần cứng khác lại với nhau.
- Chipset (vi mạch điều khiển): Một mainboard sẽ chứa nhiều vi mạch điều khiển, là cầu nối (có thể gọi là Northbridge, Southbridge), tương đương là modern. Các vi mạch này sẽ quản lý kết nối giữa CPU, RAM và các linh kiện khác. Trong mainboard, Northbridge liên kết chặt với CPU, RAM. Còn các thành phần khác như ổ cứng hay giao tiếp ngoại vi sẽ được liên kết bởi Southbridge.
- Nguồn kết nối: các kết nối nguồn trong Mainboard sẽ đóng vai trò nhận tính hiệu từ máy tính, sau đó truyền đến cho các linh kiện khác như CPU, RAM và card mở rộng. Thông thường nguồn chính sẽ có 24-pin kết nối, và nguồn CPU sẽ có 8-pin kết nối.
Cấu tạo của mainboard.
- Card âm thanh và Card internet (mạng): 2 thành phần này thường sẽ được tích hợp sẵn trong một số Mainboard, hoặc sẽ có khe cắm riêng cho card âm thanh và card mạng mở rộng.
- CMOS (Bộ nhớ BIOS): Để lưu trữ thông tin cho thiết bị khởi lập của hệ thống, Mainboard sẽ chứa bộ nhớ CMOS. Bộ nhớ này cũng sẽ đóng vai trò kiểm tra toàn diện trước khi hệ điều hành được thiết lập.
- Lớp màng mạch in (PCB): để kết nối các thành phần trên mainboard, lớp PCB có mạch dẫn này sẽ giúp liên kết các linh kiện và cho phép truyền - nhận dữ liệu từ các nguồn điện chuyển đổi.
- Bộ tản nhiệt và Bôi khoan: Các lỗ khoan sẽ được bố trí để làm mainboard được gắn chặt vào vỏ máy tính. Các lớp tản nhiệt hoặc tấm làm mát sẽ giúp làm dịu và duy trì nhiệt độ hợp lý cho các linh kiện quan trọng và bộ vi mạch.
Cấu tạo của mainboard vô cùng phức tạp.
Các tiêu chí lựa chọn mainboard phù hợp với máy tính
Để chọn được mainboard phù hợp cho máy tính, bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng sau:
- Kích cỡ mainboard phải tương thích với kích cỡ của vỏ máy tính.
- Chọn mainboard tương thích với dòng CPU đang sử dụng.
- Lựa chọn mainboard có số khe RAM và kiểu RAM đảm bảo đủ dung lượng và phù hợp với tính năng hỗ trợ.
- Mainboard phải có đủ số lượng khe PCie và có hỗ trợ SLI hoặc Crossfire nếu máy tính có card đồ họa riêng.
- Kiểm tra số lượng cổng giao tiếp và kết nối ngoại vi như: USB, HDMI, Cổng Ethernet... trước khi lựa chọn mainboard.
Các tiêu chí khi lựa chọn mainboard.
- Chọn mainboard có loại kết nối lưu trữ phù hợp với nhu cầu và loại kết nối gồm SATA cho ổ cứng và M.2 cho SSD.
- Kiểm tra số lượng khe trên mainboard nếu bạn muốn cài đặt cho card mở rộng như card RAID, WIFI, âm thanh…
- Nếu muốn nâng cấp CPU, RAM hoặc GPU thì nên chọn mainboard có tính năng mở rộng tương ứng.
- Nên chọn mua mainboard từ các cơ sở uy tín và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như hỗ trợ tốt hơn khi gặp sự cố, thắc mắc.
Kết luận
Trên đây là tất cả các kiến thức quan trọng về mainboard mà bạn cần phải biết khi sử dụng máy tính. Hy vọng thông qua bài viết này Viettablet giúp bạn hiểu rõ về khái niệm Mainboard là gì? Mainboard có chức năng gì? Các tiêu chí chọn mainboard phù hợp với máy tính. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng để lại bình luận phía bên dưới để được giải đáp nhé.
Viettablet.com