Màn hình LCD là gì? Tổng hợp thông tin về màn hình LCD bạn cần biết
Bạn đã bao giờ nghe nói về công nghệ màn hình LCD chưa? Đây là một thuật ngữ khá phổ biến, không chỉ xuất hiện trên tivi và laptop mà còn trên cả smartphone. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về màn hình LCD, những ưu điểm nổi bật, nhược điểm hạn chế của nó và các thiết bị hiện đang sử dụng loại màn hình này.
Công nghệ LCD
Thông tin về màn hình LCD
Để bạn có cái nhìn tổng quan nhất về màn hình LCD, mời bạn theo dõi nội dung tiếp theo!
Màn hình LCD là gì?
Màn hình tinh thể lỏng LCD (Liquid Crystal Display) được tạo ra từ các tế bào chứa tinh thể lỏng. Những tinh thể này sẽ thay đổi tính phân cực và cường độ ánh sáng khi kết hợp với những loại kính lọc phân cực. Nói một cách đơn giản, LCD là công nghệ sử dụng đèn nền để tạo ra ánh sáng, chứ chúng không tự phát sáng.
Màn hình LCD là gì?
Cấu tạo
Màn hình LCD hiển thị được nhiều màu sắc rực rỡ nhờ các điểm ảnh chứa tinh thể lỏng có khả năng thay đổi cường độ ánh sáng và màu sắc. Cấu tạo của màn hình LCD bao gồm 6 lớp được xếp chồng lên nhau:
-
Kính lọc phân cực thẳng đứng có tác dụng lọc ánh sáng tự nhiên khi đi vào
-
Lớp kính điện cực ITO
-
Lớp tinh thể lỏng
-
Lớp kính điện cực ITO chung
-
Kính lọc phân cực nằm ngang
-
Gương phản xạ có tác dụng phản xạ lại ánh sáng đến những người quan sát.
6 lớp cấu tạo của LCD
Những lớp này sẽ hiển thị màu sắc theo quy tắc phối màu từ 3 màu đỏ, lục và lam. Bật tắt liên tục để tạo thành một điểm màu, tập hợp nhiều điểm màu sẽ cho ra được hình ảnh hiển thị trên màn hình.
Nguyên lý hoạt động
Màn hình LCD hoạt động dựa trên nguyên tắc ánh sáng nền, với một lớp chất lỏng nằm giữa hai lớp kính phân cực ánh sáng. Đèn nền cung cấp nguồn sáng phía sau màn hình, và ánh sáng này sẽ bị phân cực, nghĩa là chỉ một nửa ánh sáng được chiếu qua lớp tinh thể lỏng.
Nguyên lý hoạt động
Các tinh thể lỏng được cấu tạo từ một phần chất rắn và một phần chất lỏng, có thể "xoắn" khi dòng điện chạy qua. Khi tắt, các tinh thể lỏng sẽ chặn ánh sáng phân cực, nhưng khi được kích hoạt, chúng phản xạ lại các loại ánh sáng đỏ, lục hoặc lam. Nói dễ hiểu là màn hình LCD sử dụng đèn nền và các pixel được bật tắt điện tử, trong khi những tinh thể lỏng sẽ xoay ánh sáng phân cực để tạo ra hình ảnh.
Ứng dụng
Màn hình LCD nhờ vào giá thành rẻ nên được sử dụng rộng rãi trên nhiều loại thiết bị. Bạn có thể tìm thấy màn LCD trên điện thoại thông minh, máy tính, laptop, máy tính bảng, máy ảnh và đồng hồ thông minh.
Ứng dụng LCD trong lĩnh vực điện tử
Các loại màn hình LCD
Có nhiều loại màn hình LCD với những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, phù hợp với từng nhu cầu và các ứng dụng trong đời sống khác nhau, từ chơi game đến thiết kế đồ họa.
TN (Twisted Nematic)
Màn hình TN (Twisted Nematic) là loại màn hình phổ biến nhất hiện nay. Chúng thường có giá thành thấp và thời gian phản hồi tốt, rất phù hợp cho các trò chơi có nhịp độ nhanh.
TN LCD
Thời gian phản hồi của các tấm nền này hiện nay có thể đạt mức thấp nhất là 1ms. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất là khả năng tái tạo màu sắc, góc nhìn và tỷ lệ tương phản kém nhất so với những công nghệ màn hình LCD hiện đại khác.
IPS (In Plane Switching)
IPS (In Plane Switching) được coi là công nghệ LCD có tổng thể tốt nhất nhờ vào chất lượng hình ảnh, độ chính xác màu sắc và góc nhìn ấn tượng. Màn IPS cung cấp góc nhìn rộng rãi lên đến 178 độ. Màn hình này rất phù hợp cho thiết kế đồ họa chuyên nghiệp và các ứng dụng yêu cầu cao về khả năng tái tạo màu sắc nhất quán và chính xác.
VA (Vertical Alignment)
Công nghệ VA (Vertical Alignment) mang lại khả năng tái tạo màu sắc tốt hơn với góc nhìn rộng hơn TN, nhưng thời gian phản hồi lại chậm hơn. Màn hình này cũng cung cấp góc nhìn rộng và khả năng tái tạo màu sắc tốt nhưng không bằng IPS. Thời gian phản hồi của VA thường sẽ kém hơn so với TN hoặc IPS và có thể xuất hiện vấn đề trễ đầu vào, do đó VA thường sẽ không phải là lựa chọn tốt nhất dành cho các trò chơi tốc độ nhanh.
VA LCD
AFFS (Advanced Fringe Field Switching)
AFFS là ban đầu gọi là chuyển mạch trường rìa (FFS), đây là công nghệ chuyển đổi trường rìa hiện đại như IPS hoặc S-IPS. Công nghệ này mang lại hiệu suất vượt trội và gam màu sáng cao. Công nghệ này có khả năng tái tạo màu vượt trội hơn so với màn hình IPS.
Ưu nhược điểm của màn hình LCD
Bảng đánh giá ưu nhược điểm của màn hình LCD
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
Đánh giá màn hình LCD và màn hình LED
Màn hình LCD và màn hình LED đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợp với các nhu cầu và mục đích sử dụng khác nhau của người dùng trong nhiều lĩnh vực.
So sánh LCD và LED
Bảng so sánh màn hình LCD và màn hình LED
Tiêu chí |
Màn hình LCD |
Màn hình LED |
Công nghệ hiển thị |
Sử dụng đèn nền CCFL để chiếu sáng các điểm ảnh LCD |
Sử dụng các đèn LED để chiếu sáng các điểm ảnh LCD |
Độ sáng |
Thấp hơn so với màn hình LED |
Cao hơn, cung cấp độ sáng tốt hơn |
Độ tương phản |
Thấp hơn, không hiển thị màu đen sâu |
Cao hơn, có thể hiển thị màu đen sâu hơn |
Tiêu thụ năng lượng |
Tiêu thụ nhiều năng lượng hơn |
Tiết kiệm năng lượng hơn |
Độ dày |
Thường dày hơn so với màn hình LED |
Mỏng hơn do thiết kế LED |
Tuổi thọ |
Tuổi thọ đèn nền CCFL thấp hơn |
Tuổi thọ đèn LED cao hơn |
Giá thành |
Rẻ hơn màn hình LED |
Đắt hơn màn hình LCD |
Khả năng hiển thị màu sắc |
Khả năng hiển thị màu sắc tốt, nhưng kém hơn LED |
Khả năng hiển thị màu sắc tốt hơn, đặc biệt là màu đen |
Ứng dụng phổ biến |
Smartphone, tablet, laptop, TV |
TV, màn hình máy tính, thiết bị di động cao cấp |
Kết luận
Màn hình LCD được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực điện tử vì giá thành rẻ và hiệu quả hiển thị nó đem lại ổn định. Nếu bạn đang muốn mua một sản phẩm công nghệ, có thể cân nhắc những thiết bị sử dụng màn LCD.
Xem thêm:
- Màn hình Retina là gì? Những điều bạn cần biết về công nghệ màn hình Retina
- Ép kính điện thoại là gì? Cách phân biệt giữa ép kính và thay màn hình. Ép kính có làm hư hỏng điện thoại không?
- Màn hình OLED là gì? Đánh giá ưu nhược điểm của màn hình OLED
- Màn hình Retina là gì? Những điều bạn cần biết về công nghệ màn hình Retina