Màn hình OLED là gì? So sánh ưu nhược điểm với các dòng màn hình khác?
Danh mục sản phẩm

Màn hình OLED là gì? Đánh giá ưu nhược điểm của màn hình OLED

Dương Ngày đăng: 07/17/2024Lượt xem: 159

Màn hình OLED được sử dụng rất nhiều trong các sản phẩm tivi, smartphone, tablet... Vậy màn hình OLED là gì? có ưu nhược điểm ra sao? so sánh màn hình OLED với những công nghệ màn hình khác có gì khác biệt? Tất cả câu hỏi về OLED sẽ được giải đáp ngay trong bài viết này!

Màn hình oled là gì

Màn hình OLED là dòng màn hình công nghệ mới có rất nhiều ưu điểm như hiển thị màu sắc tốt, tiết kiệm điện năng

Màn hình OLED là gì?

Màn hình OLED (Organic Light Emitting Diodes Screen) là một loại màn hình sử dụng công nghệ điốt phát quang hữu cơ (LED) để tạo ra hình ảnh. Trong đó lớp điện phát quang được tạo từ một màng chất hữu cơ, phát sáng khi có dòng điện chạy qua. Công nghệ này cho khả năng hiển thị hình ảnh sắc nét và sống động. Đồng thời màn hình có trọng lượng nhẹ và dễ tùy chỉnh hơn so với những công nghệ trước đây. 

Công nghệ màn hình oled

Công nghệ màn hình OLED

Tuy nhiên, màn hình OLED hiện vẫn chưa phổ biến rộng rãi trên thị trường do chi phí sản xuất tương đối cao. Vì thế, việc lựa chọn dùng màn hình OLED sẽ cần được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo chất lượng hiển thị khi sử dụng.

Cấu tạo của màn hình OLED

Sau khi đã hiểu rõ công nghệ màn hình OLED là gì? Chúng ta hãy khám phá cấu tạo chi tiết của loại công nghệ hiện đại này nhé!

Tấm nền

Tấm nền là một phần quan trọng trong cấu tạo của màn hình OLED. Bộ phận này được làm từ thủy tinh hoặc nhựa, có chức năng làm bệ đỡ cho các bộ phận khác, giúp màn hình được hoạt động ổn định và bền vững.

tấm nền oled

Tấm nền OLED được sử dụng đa dạng trong các sản phẩm công nghệ

Anode

Anode là bộ phận nằm dưới cùng màn hình. Khi dòng điện chạy qua Anode, chúng sẽ tạo ra những khoảng trống để chứa các điện tích dương. Nhờ đó màn hình OLED có thể phát sáng với mức độ cao hơn và độ tương phản tốt hơn.

anode

Anode trong tấm nền OLED

Cathode

Cathode có chức năng cung cấp những điện tích âm hoặc electron khi dòng điện chạy qua. Cathode được đặt ở trên cùng màn hình và hoạt động đối lập so với Anode để tạo ra những điện tích cần thiết. Các điện tích này sẽ di chuyển đến những lớp phân cực khác, sau đó kích thích các phân tử để tạo ra các hình ảnh trên màn hình OLED.

cathode trong màn hình oled

Cathode

Lớp bán dẫn hữu cơ

Lớp bán dẫn hữu cơ nằm giữa hai cực Anode và Cathode, gồm hai thành phần chính:

  • Lớp dẫn: Được cấu tạo từ các phân tử hữu cơ dẻo, lớp dẫn sẽ vận chuyển các chỗ trống từ Anode đến vùng có năng lượng cao hơn.

  • Lớp phát sáng: Chịu trách nhiệm truyền tải electron từ Cathode, kích thích những phân tử phát sáng để tạo ra hình ảnh trên màn hình.

Lớp bán dẫn hữu cơ trong màn hình oled

Các lớp bán dẫn hữu cơ

Ứng dụng của màn hình OLED

Màn hình OLED là gì mà được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Bởi vì OLED mang đến ưu điểm vượt trội về hình ảnh trình chiếu. Các hãng công nghệ hàng đầu như Samsung, LG và Sony đang tích hợp loại công nghệ này vào những sản phẩm điện tử để tạo nên những hình ảnh chân thực và đẹp mắt. 

Tivi

Màn OLED được tích hợp trong nhiều dòng tivi nổi tiếng của LG, Sony và Panasonic. Tivi OLED thường sử dụng tấm panel OLED cực mỏng mà không cần đèn nền, với độ dày chỉ khoảng 2.57mm. Điều này giúp tivi OLED sẽ có trọng lượng nhẹ và mỏng hơn so với các tivi QLED, mang lại trải nghiệm xem vượt trội.

Tivi màn hình oled

Tivi OLED

Laptop

Các hãng laptop hàng đầu hiện nay đã bắt đầu trang bị màn hình OLED cho sản phẩm của mình để đáp ứng nhu cầu cao hơn của người dùng. Màn OLED trên laptop sẽ mang lại màu sắc rực rỡ với độ tương phản cao, giúp nâng cao trải nghiệm sử dụng với khả năng hiển thị đỉnh cao.

Laptop dùng màn hình oled

Laptop dùng màn hình OLED

Điện Thoại

Màn hình OLED hiện đang được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực điện thoại di động. Khá nhiều đơn vị đang phát triển dòng màn hình này, có thể kể đến như Samsung Display là một công ty con của Samsung chuyên sản xuất công nghệ màn hình OLED cho thiết bị di động. Một số dòng điện thoại cao cấp hiện nay cũng đang dùng công nghệ màn hình oled như iPhone 12 series, iPhone 13 series, 

Smartphone dùng màn hình oled

Điện thoại dùng màn hình OLED

Màn hình OLED có tốt không?

Màn hình OLED là gì và màn hình OLED có tốt không? Đây là một công nghệ tiên tiến đem đến cho người dùng trải nghiệm hình ảnh tốt, tiêu thụ ít điện năng, góc nhìn rộng rãi và thiết kế bền bỉ, mỏng nhẹ.

Chất lượng hình ảnh vượt trội

Với công nghệ OLED, việc sử dụng nhiều bộ lọc màu sắc riêng biệt nhằm tạo ra màu đen có chiều sâu hơn và gam màu rộng hơn. Tuy không có đèn nền nhưng màn hình OLED vẫn đạt được độ tương phản cao, tạo nên sự chênh lệch rõ ràng giữa các điểm sáng và tối trên màn hình.

Màn hình oled có chất lượng cao

Chất lượng hiển thị đỉnh cao

Tiết kiệm điện năng

Màn OLED không cần quá nhiều dòng điện hay mạch điện để phát sáng đèn nền, giúp giảm tiêu thụ điện năng đáng kể. Việc tắt hoàn toàn những điểm ảnh để tạo ra màu đen sâu hơn giúp tiết kiệm tối đa lượng điện năng tiêu thụ, đồng thời duy trì chất lượng hình ảnh tương đương.

Màn hình oled giảm tiêu thụ điện năng

Màn hình OLED giảm điện năng tiêu thụ

Góc nhìn rộng và độ sắc nét

Công nghệ OLED cung cấp những góc nhìn rộng hơn, đảm bảo chất lượng hình ảnh và độ sắc nét ngay cả khi quan sát từ nhiều góc độ khác nhau, không làm mất đi trải nghiệm xem của người dùng.

Màn hình oled có góc nhìn rộng

Góc nhìn rộng rãi 

Thiết kế nhẹ và bền

Loại bỏ đèn nền giúp giảm trọng lượng và tăng độ bền vững của màn OLED. Sử dụng tấm nền bằng nhựa nhẹ và bền hơn, cùng với khả năng chịu được nhiệt độ rộng, tạo điều kiện cho những thiết bị có lối thiết kế mỏng nhẹ và ổn định hơn khi trải nghiệm.

Màn hình oled

OLED mỏng nhẹ và bền bỉ

So sánh công nghệ màn hình OLED, LCD và AMOLED

Trên thị trường hiện nay, nhiều hãng công nghệ đã hiểu màn hình OLED là gì và ứng dụng nó cùng màn hình LCD, AMOLED vào các thiết bị điện tử, tạo nên sự khó khăn cho người mua khi phải lựa chọn. Dưới đây là một bảng so sánh ba loại công nghệ này để giúp người dùng có cái nhìn tổng quát nhất và đưa ra quyết định phù hợp.

Màn hình oled

OLED, LCD và AMOLED được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực điện tử

Bảng so sánh công nghệ màn hình OLED, LCD và AMOLED:

Đặc điểm so sánh

OLED

LCD

AMOLED

Nguyên lý hoạt động

Sử dụng tấm nền diode hữu cơ để màn hình phát sáng khi dòng điện chạy qua

Phát sáng gián tiếp nhờ vào ánh sáng đèn nền phát quang và các hạt tinh thể lỏng

Cùng nguyên lý với OLED nhưng sử dụng hệ thống điều khiển Active Matrix hoặc ma trận chủ động

Độ dày

Mỏng

Dày

Siêu mỏng

Độ sâu màu đen

Hiển thị màu đen sâu

Có hiện tượng hở sáng

Hiển thị màu đen sâu

Góc nhìn

Giữ nguyên màu và độ sắc nét kể cả khi ngồi ở góc nghiêng nhỏ hơn 40 độ

Thay đổi góc nhìn nghiêng 40 độ sẽ có sự khác biệt

Góc nhìn siêu rộng, đảm bảo độ sắc nét của hình ảnh hiển thị

Màu sắc 

Màu sắc sặc sỡ hơn màu thật

Màu giống với vật thể thật

Dải màu rực rỡ đa dạng

Tuổi thọ

Từ 20,000 - 50,000 giờ

Từ 40,000 -  100,000 giờ

Khoảng vài năm

Điện năng  tiêu thụ

Ít

Nhiều

Ít ở mức tối đa

Giá thành

Khá cao

Trung bình

Cao

Tổng kết 

Bài viết “Màn hình OLED là gì? Tất cả những gì bạn cần biết” đã cung cấp nhiều thông tin cần thiết nhất về loại công nghệ này để các độc giả có thể nắm qua. Mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp ích được các bạn trong quá trình lựa chọn các thiết bị điện tử phù hợp.

Viettablet

Zalo Button