ROM là gì? Chức năng của ROM, cách phân biệt RAM và ROM. Mẹo chọn ROM phù hợp cho điện thoại, laptop
Hiện nay Internet phát triển kéo theo nhu cầu sử dụng thiết bị công nghệ càng tăng cao. Để lựa chọn cho mình điện thoại hay laptop tốt việc tìm hiểu các bộ phận được trang bị trên nó là vô cùng quan trọng. Hãy cùng Viettablet tìm hiểu ROM là gì? Chức năng của ROM, cách phân biệt ROM và mẹo chọn ROM phù hợp cho điện thoại, laptop nhé!
Tầm quan trọng của ROM đối với thiết bị công nghệ
ROM là gì?
ROM là thuật ngữ được viết tắt từ Read Only Memory, trong tiếng Việt được gọi là Bộ nhớ chỉ đọc.
ROM đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành của vô số các thiết bị điện tử, nó tựa như kho tàng để lưu giữ những chương trình và dữ liệu quan trọng. Đồng thời, bộ nhớ này không thể thay đổi sau khi xuất xưởng và góp phần khởi động, duy trì hoạt động 1 cách mượt mà, trơn tru cho laptop, smartphone hay các thiết bị điều khiển khác.
ROM là bộ nhớ chỉ đọc
Sự khác biệt giữa RAM và ROM là gì?
RAM và ROM có sự đối lập nhau đáng kể, tuy nhiên chúng giữ 1 vai trò và nhiệm vụ nhất định vì vậy mà 1 chiếc máy tính có thể duy trì hoạt động tốt không thể thiếu 1 trong 2 bộ phận này. Cùng Viettablet so sánh giữa RAM và ROM thông qua bảng dưới đây:
Tính Năng |
RAM |
ROM |
Khả năng đọc/ghi |
Vừa đọc vừa ghi |
Chỉ đọc |
Bản chất |
Bộ nhớ có thể bay hơi (mất dữ liệu khi tắt nguồn). |
Bộ nhớ không bay hơi (lưu trữ dữ liệu ngay cả khi tắt nguồn). |
Chức năng |
Lưu trữ dữ liệu tạm thời khi ứng dụng đang chạy. |
Nơi chứa các chương trình và dữ liệu thiết yếu cho quá trình khởi động và hoạt động cơ bản của thiết bị. |
Ví dụ điển hình |
Dữ liệu bạn đang mở như trình duyệt web, soạn thảo văn bản, game,… |
BIOS, firmware, hệ điều hành được cài đặt sẵn trên điện thoại. |
Tốc độ truy cập |
Nhanh chóng. |
Chậm hơn RAM. |
Bộ nhớ dung lượng |
Lớn hơn (từ 1GB đến 32GB) |
Nhỏ hơn (từ vài MB đến vài GB) |
Giá thành |
Rẻ hơn |
Đắt hơn |
Thiết kế |
Hình chữ nhật có độ mỏng nhất định. |
Ổ đĩa quang bằng băng từ. |
Chủng loại |
Bộ nhớ khả biến. |
Bộ nhớ tĩnh. |
Khả năng thay đổi |
Dễ dàng. |
Không thể thay đổi. |
ROM dùng để làm gì? Cấu trúc của ROM gồm mấy phần?
Như đã đề cập bên trên, ROM là bộ nhớ chỉ đọc, đây là nơi lưu trữ các chương trình hệ thống do nhà sản xuất cài đặt sẵn mà ở đây người dùng không thể thay đổi những nội dung đó.
Cấu trúc của ROM được chia ra thành 2 phần cơ bản bao gồm cổng OR và bộ giải mã. Tuy nhiên ROM được trang bị trên máy tính lại có cấu trúc phức tạp hơn với 3 phần như: Bộ giải mã địa chỉ, bộ nhớ đệm đầu ra và mảng thanh phi.
ROM có 3 phần: Bộ giải mã địa chỉ, bộ nhớ đệm đầu ra và mảng thanh phi
- Bộ giải mã địa chỉ: Bao gồm bộ giải mã hàng và bộ giải mã cột với chức năng chính là xác định những thanh ghi nào phù hợp và được phép đọc dữ liệu từ bộ nhớ ROM.
- Bộ đệm đầu ra: Sử dụng mạch đệm với 3 trạng thái, từ đó dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh tín hiệu của dữ liệu (mức cao hoặc thấp) trước khi đưa vào đường truyền.
- Máng thanh ghi: Đây là nơi chứa dữ liệu đã được lập trình sẵn vào ROM theo dạng ma trận vuông. Tại đây, không cho phép người dùng chỉnh sửa hay ghi thêm bất kỳ dữ liệu nào vào các thanh ghi này.
ROM là nơi lưu trữ các chương trình hệ thống do nhà sản xuất cài đặt sẵn
Các loại ROM nào được phổ biến nhất hiện nay?
Trong suốt quá trình nghiên cứu và phát triển, bộ nhớ ROM được chia thành nhiều loại khác nhau. Có loại đã ngưng sản xuất và sử dụng, tuy nhiên có nhiều loại vẫn đang được thịnh hành. Dưới đây là 5 loại ROM được dùng nhiều nhất hiện nay:
PROM (Programmable Read Only Memory)
PROM (Programmable Read-Only Memory) hay được gọi là Mask ROM có thể nói đây là loại bộ nhớ chỉ lập trình được 1 lần duy nhất. Sau khi lập trình, mọi dữ liệu trong PROM được lưu trữ trọn đời và không có khả năng thay đổi. Chính vì lý do này mà PROM được bán với giá thành rẻ hơn so với các bộ nhớ ROM khác, nó được dùng trong các thiết bị điện tử như thiết bị y tế, điện thoại di động hay thẻ RFID.
PROM (Programmable Read-Only Memory) là loại bộ nhớ chỉ lập trình được 1 lần duy nhất
EAROM (Electrically Alterable Read Only Memory)
EAROM (Electrically Alterable Read-Only Memory) là loại bộ nhớ có khả năng lập trình lại bằng điện, tuy nhiên điện áp cấp phải đảm bảo tính ổn định cao, nếu không dữ liệu có thể bị hỏng. Ngoài ra việc lập trình lại bộ nhớ EAROM khá phức tạp và mất thời gian nên họ đã nâng cấp từ EAROM lên EPROM.
EPROM (Erasable Programmable Read Only Memory)
EPROM được hiểu là bộ nhớ chỉ đọc và người dùng có thể lập trình hoặc xóa nó bất cứ lúc nào. Bộ nhớ này được chế tạo theo nguyên tắc phân cực tĩnh điện. Cho phép bạn xóa và ghi lại dữ liệu nhiều lần trong EPROM bằng tia cực tím.
Cho phép bạn xóa và ghi lại dữ liệu nhiều lần trong EPROM bằng tia cực tím
EEPROM (Electrically Erasable Programmable Read Only Memory)
Giống với EPROM, bộ nhớ EEPROM có thể xóa và lập trình nhanh chóng mang tính hiệu quả cao. Điều đặc biệt, nó được chế tạo bằng công nghệ bán dẫn vì vậy bạn có thể xóa và ghi lại dữ liệu bằng điện thay vì sử dụng tia cực tím.
ROM FLASH
ROM FLASH là phiên bản nâng cấp của bộ nhớ EEPROM, bạn có thể xóa hoặc ghi dữ liệu khoảng 512 byte với tốc độ nhanh hơn nhiều lần so với phiên bản tiền nhiệm. Đồng thời, ROM FLASH có khả năng chịu nhiệt cao, áp suất lớn và khả năng truy cập rất cao lên đến giới hạn 90 nano giây.
ROM FLASH là phiên bản nâng cấp của bộ nhớ EEPROM
Mẹo chọn ROM phù hợp với thiết bị công nghệ
Việc lựa chọn bộ nhớ ROM đóng vai trò hết sức quan trọng khi bạn mua laptop, tablet hay smartphone. Vậy mua dung lượng ROM bao nhiêu là đủ? thắc mắc này sẽ được làm rõ ngay bên dưới:
Tác vụ cơ bản
Nếu bạn sử dụng điện thoại hoặc tablet với các nhu cầu cơ bản như lướt web, xem phim, nghe nhạc hay thậm chí là ít chụp ảnh, quay video thì bộ nhớ ROM 64GB là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên đối với máy tính văn phòng cần phải có dung lượng bộ nhớ từ 256GB.
Ảnh minh họa về bộ nhớ ROM
Sử dụng thường xuyên
Bạn là người đam mê nhiếp ảnh, quay video hay sử dụng nhiều ứng dụng trong 1 thì nên lựa chọn điện thoại hoặc máy tính bảng có bộ nhớ 128GB và đối máy tính đồ họa từ 512GB trở lên. Điều này không những có nhiều không gian lưu trữ mà còn giúp cho trải nghiệm giải trí của bạn mượt mà, trơn tru.
Người dùng cao cấp
Để lựa chọn 1 chiếc điện thoại, laptop hay tablet đáp ứng tốt cho nhu cầu chơi game đồ họa hạng nặng, hỗ trợ quay video chất lượng, khả năng lưu trữ hình ảnh và dữ liệu lớn. Hạn chế được tình trạng giật, lag hay nóng máy thì bộ nhớ ROM tùy chọn là 256GB, 512GB hay 1TB.
Câu hỏi thường gặp
ROM có ưu điểm gì?
- Dữ liệu được lưu trữ an toàn.
- Không bị thay đổi dữ liệu bởi người dùng hoặc xâm nhập bởi các phần mềm độc hại.
- Tốc độ truy cập dữ liệu nhanh.
- Tiết kiệm điện năng hiệu quả.
Up ROM cho điện thoại có tốt không?
Có, nếu bạn muốn thiết bị của mình nâng cao hiệu suất, có thêm nhiều tính năng, tiện ích hay vấn đề cập nhật Android thì bạn có thể up ROM. Tuy nhiên vấn đề này tùy theo sở thích và nhu cần của mỗi người.
Up ROM cho Android
Tạm kết
Hy vọng thông qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ về thuật ngữ ROM là gì và cách chọn bộ nhớ ROM thế nào để phù hợp. Theo dõi Viettablet để biết thêm nhiều thông tin hay và bổ ích mỗi ngày nhé.
Viettablet.com