Shopee là của nước nào? Hướng dẫn cài đặt ứng dụng Shopee đơn giản
Danh mục sản phẩm

Shopee là của nước nào? Hướng dẫn cài đặt ứng dụng Shopee đơn giản

Hoàng Dũng Ngày đăng: 05/06/2024Lượt xem: 344

Những năm gần đây, các sàn thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ do nhu cầu mua sắm trực tuyến của người dân ngày càng cao. Một trong những thương hiệu nổi bật ở lĩnh vực này chính là Shopee. Đây một cái tên quá đỗi quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam. Nhưng đa số họ vẫn chưa biết chính xác Shopee là của nước nào? Vậy hãy cùng Viettablet tìm kiếm câu trả lời bằng bài viết dưới đây nhé!

Shopee là của nước nào

Shopee là của nước nào?

Shopee là gì?

Shopee là một ứng dụng thương mại điện tử và là nền tảng mua sắm online nổi bật nhất hiện nay. Shopee chính thức ra mắt ở Singapore vào năm 2015 với mục tiêu phát triển hình thức mua sắm trực tuyến trên các thiết bị di động. Đến năm 2016, Shopee chính thức thâm nhập vào thị trường Việt Nam, CEO của Shopee Việt Nam là ông Pine Kyaw.

Shopee là của nước nào

Shopee là một nền tảng thương mại điện tử đang phát triển gần đây

Ứng dụng này đã hoạt động mạnh mẽ như một nơi đáp ứng nhu cầu mua sắm của mọi người mọi lúc, mọi nơi. Shopee đóng vai trò như một trung gian bán hàng nhờ vào hệ thống vận hành, giao nhận và thanh toán. Nền tảng này đã mang đến những trải nghiệm mua hàng online an toàn và tiện lợi cho cả người mua lẫn người bán.

Shopee là của nước nào?

Shopee là công ty công nghệ đa quốc gia đến từ Singapore. Shopee ra mắt thị trường với tư cách là một sàn thương mại điện tử dành cho thiết bị di động vào tháng 2 năm 2015.

Shopee là của nước nào

Shopee là công ty công nghệ đến từ Singapore

Shopee ra đời với website và ứng dụng mua sắm trực tuyến, đây là nơi người dùng có thể thực hiện các giao dịch mua bán sản phẩm. Tháng 3 năm 2019, Shopee khai trương trụ sở tại Công viên Khoa học Singapore với tòa nhà có tổng diện tích lên đến 22.700m2 .

Shopee của ai?

Shopee là một ty con của SEA Limited sở hữu bởi nhiều cổ đông. Trong đó bao gồm tập đoàn công nghệ Tencent của Trung Quốc chiếm 39,7% cổ phần, nhà sáng lập Forrest Li chiếm 35% cổ phần, giám đốc công nghệ của SEA Gang Ye chiếm 10% và một số cổ đông nhỏ còn lại.

Mô hình kinh doanh của Shopee

Shopee khởi đầu là một nơi mua bán giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C), nhưng hiện nay nó đã có sự kết hợp giữa mô hình C2C với B2C (mô hình kinh doanh giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng).

Hiện nay, Shopee đang hợp tác với hơn 70 đơn vị cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh trên nhiều thị trường khác nhau. Công ty hợp tác với Ninja Van tại thị trường Singapore, Pos Malaysia và Pos Indonesia để giao nhận hàng. Ở Ấn Độ, hãng cũng hợp tác với Ecom Express và Delhivery để giao hàng trước khi ra khỏi thị trường nội địa.

Shopee là của nước nào

Mô hình kinh doanh của Shopee là sự kết hợp giữa B2C và C2C

Trong giai đoạn đầu kinh doanh, hãng đã cung cấp nhiều khoản trợ cấp và giao hàng miễn phí đến cho người dùng. Hiện nay những chính sách ưu đãi này vẫn được áp dụng với một số điều kiện được đưa ra như đơn hàng tối thiểu phải từ XX nghìn đồng.

Ưu nhược điểm của nền tảng Shopee

Sau khi đã biết chính xác Shopee là của nước nào, hãy cùng mình đánh giá những điểm nổi bật và hạn chế của Shopee trong thời điểm hiện tại nhé.

Bảng ưu nhược điểm của Shopee

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Mua bán tiện lợi, nhanh chóng
  • Nhiều chính sách bảo vệ người mua lẫn người bán
  • Giá cả sản phẩm hợp lý
  • Nhiều chương trình ưu đãi
  • Shopee hỗ trợ chi phí vận chuyển cho người bán
  • Quy trình mua bán rõ ràng, dễ theo dõi và kiểm tra đơn hàng
  • Thời gian mua sắm nhanh chóng, nhận hàng từ 2-7 ngày
  • Hình thức thanh toán đa dạng như tiền mặt, chuyển khoản, trả góp…
  • Người mua muốn đổi trả hàng sẽ phải mất thêm phí ship, quy trình đổi trả dài dòng
  • Shopee không có tính năng đặt hộ và thanh toán hộ hàng
  • Tình trạng giao nhầm hàng, mất đơn vẫn còn xảy ra
  • Chất lượng sản phẩm tùy thuộc vào độ uy tín của shop và kinh nghiệm mua hàng của người dùng

Hướng dẫn cài đặt Shopee đơn giản trên điện thoại và máy tính

Hiện tại, người dùng có thể sử dụng Shopee trên các thiết bị điện thoại di động và website. Dưới đây là cách cài đặt sàn thương mại điện tử trên điện thoại và máy tính đơn giản cho người dùng.

Shopee là của nước nào

Cài đặt Shopee trên điện thoại và máy tính vô cùng đơn giản

Cài đặt Shopee trên điện thoại

Để thực hiện cài đặt ứng dụng thương mại điện tử Shopee trên điện thoại di động, bạn nên thực hiện theo những bước sau đây:

  • Bước 1: Truy cập vào CH Play trên Android hoặc App Store trên iOS, sau đó tìm kiếm từ khóa “Shopee”.
  • Bước 2: Kết quả tìm kiếm sẽ được hiển thị, sau đó nhấn vào ứng dụng Shopee và chọn tải về.
  • Bước 3: Sau khi hoàn tất quá trình tải xuống và cài đặt, bạn hãy làm theo sự hướng dẫn của ứng dụng để tạo lập một tài khoản riêng có thể mua sắm hoặc đăng ký gian hàng bán trên Shopee.

Cài đặt Shopee trên máy tính

Khi bạn sử dụng máy tính, thực chất không cần cài đặt ứng dụng Shopee về máy để dùng. Bạn có thể trải nghiệm mua sắm trực tuyến trên website chính thức của Shopee luôn.

Các bước sử dụng shopee trên máy tính như sau:

  • Bước 1: Truy cập vào trình duyệt mà bạn đang sử dụng, có thể là Google Chrome, Cốc Cốc, Microsoft Edge…
  • Bước 2: Nhập địa chỉ “shopee.vn” và nhấn “Enter”
  • Bước 3: Sau khi màn hình đã hiển thị website chính thức của Shopee, bạn tiến hành đăng ký hoặc đăng nhập tài khoản hiện có và sử dụng như bình thường.

Kết luận

Thông qua bài viết này, bạn đã biết Shopee là của nước nào rồi chứ? Thêm vào đó là một số thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về nền tảng thương mại điện tử này. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để có thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé!

Viettablet.com

 

Zalo Button