SSD là gì? Ổ cứng SSD gồm những loại nào? Những lưu ý khi mua ổ cứng SSD
Danh mục sản phẩm

SSD là gì? Ổ cứng SSD gồm những loại nào? Những lưu ý khi mua ổ cứng SSD

Thư Nguyễn Ngày đăng: 07/13/2024Lượt xem: 236

SSD là một thuật ngữ liên quan đến laptop hay máy tính bàn, vì khi thiết bị hoạt động chậm chạp, bạn thường được cho lời khuyên là nên nâng cấp ổ cứng SSD. Vậy SSD là gì? Hãy cùng Viettablet tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

SSD là gì? Lịch sử hình thành SSD

Khái niệm SSD?

SSD là cụm từ viết tắt của Solid State Drive, là một loại ổ cứng thể rắn giúp lưu trữ dữ liệu liên tục trên bộ nhớ Flash. Mỗi ổ cứng SSD được cấu tạo từ 2 thành phần là: Bộ điều khiển Flash và chip nhớ flash NAND. 

SSD là một loại ổ cứng thể rắn giúp lưu trữ dữ liệu liên tục trên bộ nhớ Flash.

Khác với ổ cứng HDD truyền thống, ổ cứng SSD không dựa vào các đĩa quay và đầu đọc từ để truy cập dữ liệu, mà nó lưu trữ thông tin trên các chip nhớ NAND flash. Chính điều này đã góp phần vào việc tăng tốc độ đọc và ghi dữ liệu một cách đáng kể, không những vậy còn giảm thiểu rủi ro hỏng hóc do rung động hay va đập. 

Không những vậy, ổ cứng SSD lại có kích thước nhỏ gọn, tiêu thụ năng lượng ít và mang đến hiệu suất cao nên đã trở thành lựa chọn lý tưởng cho các thiết bị công nghệ như: Laptop Desktop và các thiết bị điện tử tiêu dùng hiện nay.

Lịch sử hình thành ở cứng SSD

Công nghệ ổ cứng HDD có lịch sử tương đối lâu đời (từ khi máy tính bắt đầu xuất hiện), trong khi đó ổ cứng SSD chỉ có lịch sử xuất hiện sau này. Cùng xem qua lịch sử hình thành và phát triển của SSD trong bảng dưới đây nhé!

THỜI GIAN SỰ KIỆN 
Những năm 70 - 80 của thế kỷ 20  Ổ cứng SSD được phát triển bởi IBM, Amdahl và Cray. 
Năm 1978 Ổ cứng SSD được phát triển thành công nhờ Storage.
Năm 1980 Kết hợp các chip Diaphragm kèm Card điều khiển mô phỏng ổ cứng và có pin sạc nhiều lần nhằm đảm bảo dữ liệu không bị mất khi tắt nguồn. 
Năm 1983 Phiên bản Sharp PC-5000 với ổ lưu trữ SSD 128Kb.
Năm 1996 Ổ cứng SSD công nghệ bộ nhớ flash ra đời.
Năm 2009 SSD được dùng nhiều trong laptop dù giá SSD giai đoạn này cao hơn so với HDD.
Tháng 3/2009 SSD có dung lượng khủng lên đến 5TB (RamSan-620) lưu trữ dạng rank do Texas Memory System sản xuất. Đáp ứng tốc độ truy cập 3Gb/s và đáp ứng với tốc độ 250.000 thao tác đọc/ghi dữ liệu/giây (IOPS).
Hiện nay SSD có nhiều loại hình đa dạng điển hình như: SSD G-Monster-PROMISE PCIe có dung lượng 128GB – 1TB, SSD với công nghệ NAND với dung lượng lưu trữ lên đến 100TB.

Nguyên lý hoạt động của SSD và ưu nhược điểm của ổ cứng SSD

Nguyên lý hoạt động của SSD 

Vì ổ cứng SSD có vai trò lưu trữ dữ liệu trong máy tính lâu dài nên nó sẽ sử dụng một tấm các ô nhớ (cell) để gửi và nhận dữ liệu nhanh chóng, liên tục và không lo mất dữ liệu kể cả khi bị cắt nguồn điện đột ngột.

Ổ cứng SSD không ghi đè trực tiếp dữ liệu lên từng trang riêng lẻ mà chỉ ghi lên trang trống trong một khối.

Khi ở cứng SSD nhận và gửi dữ liệu qua một tấm các ô điện, các tấm được chia thành nhiều phần được gọi là “trang” (page) với kích thước từ 2KB - 16KB, và các trang tiếp tục gộp lại sẽ tạo thành các khối.

Khác với ổ HDD, ổ cứng SSD không ghi đè trực tiếp dữ liệu lên từng trang riêng lẻ mà chỉ ghi lên trang trống trong một khối. Nên khi các trang được nhận định là không còn sử dụng và chuyển vào một khối của bộ nhớ và nó sẽ loại bỏ toàn bộ khối đó.

Ưu nhược điểm của ổ cứng SSD

Ưu nhược điểm của ổ cứng SSD: Ổ cứng SSD ra đời sau và có nhiều ưu điểm về chất lượng hơn, tuy nhiên nó cũng có những ưu nhược điểm riêng. 

Ổ cứng SSD có nhiều ưu điểm vượt trội hơn ổ cứng cũ. 

Ưu điểm của SSD: 

  • Có tốc độ đọc, ghi dữ liệu cao hơn với ổ HDD, nhanh hơn từ 2 đến 10 lần tùy từng sản phẩm. 
  • Cải thiện nhiệt độ, tiếng ồn, độ bền, độ an toàn dữ liệu và điện năng tiêu thụ đáng kể.
  • Kích thước nhỏ gọn hơn HDD.

Nhược điểm của SSD: Nhược điểm duy nhất của SSD so với HDD chính là giá thành cao hơn rất nhiều, từ gấp 2, có loại gấp 10 lần. Một ví dụ dễ thấy là cùng một giá tiền nhưng bạn chỉ mua được ổ cứng SSD có dung lượng 128GB hay 256GB, trong khi đó với ổ HDD bạn có thể mua được dung lượng 512GB cho đến 1TB. 

So sánh ổ cứng SSD và ổ HDD truyền thống. 

Những lưu ý khi chọn mua ổ cứng SSD

4 tiêu chí khi chọn mua ổ cứng SSD

Khi chọn mua ổ cứng SSD, người dùng cần lưu ý những tiêu chí dưới đây để có thể chọn cho mình một sản phẩm chất lượng. 

  • Tiêu chí dung lượng lưu trữ: Nhiệm vụ của ổ cứng chính là lưu trữ, nếu công việc của bạn cần lượng lưu trữ lớn, truy cập và xuất dữ liệu nhiều thì hãy chọn ở cứng có dung lượng lớn. Với một ổ lớn, bạn sẽ không lo việc thiếu dung lượng lưu trữ đồng thời cũng giúp đảm bảo được sức mạnh tốc độ cũng như khả năng lưu trữ và làm việc của chúng.
  • Tiêu chí chọn ổ gắn trong hay gắn ngoài: Ổ cứng SSD có thể sử dụng như ổ cứng chính nhưng cũng có thể gắn thêm vào để tăng dung lượng cho thiết bị của mình. Nếu thường xuyên di chuyển bên ngoài thì SSD gắn ngoài sẽ phù hợp và thuận tiện nhất. 
  • Tiêu chí tốc độ và độ bền: Tốc độ của ổ cứng thể hiện sức mạnh và tốc độ càng mạnh thì giá của ổ cứng lại càng cao. Không những vậy, độ bền của ổ cứng cũng là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý khi bạn mua SSD. 
  • Tiêu chí thương hiệu: Người dùng nên chọn những hãng ổ cứng uy tín ví dụ như Samsung, Seagate, Intel,…

Các loại ổ cứng SSD phổ biến hiện nay 

Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều loại ổ cứng SSD nên người dùng có khá nhiều sự lựa chọn, nhưng không phải loại nào cũng tốt và phù hợp. Thế nên, chúng tôi xin tổng hợp một số loại phổ biến dành cho laptop để các bạn có thể tham khảo nhé! 

Một số loại ổ cứng SSD phổ biến hiện nay. 

Cách bảo quản ổ cứng SSD đúng cách 

Để kéo dài tuổi thọ và duy trì hiệu suất ổn định của SSD, việc bảo quản và bảo dưỡng đúng cách là điều cần thiết. Người dùng nên lưu ý những điều dưới đây nhé!

Hạn chế sử dụng ở nhiệt độ cao: Nên đảm bảo hệ thống làm mát của máy tính hoạt động tốt để SSD vận hành ở điều kiện tốt, không hoạt động ở mức nhiệt độ quá cao.

Cập nhật firmware: Cập nhật firmware định kỳ sẽ giúp SSD hoạt động ổn định và an toàn. Thông thường, các nhà sản xuất sẽ thường xuyên phát hành các bản cập nhật firmware để cải thiện hiệu suất và sửa lỗi. 

Dùng tính năng TRIM: Đảm bảo rằng hệ điều hành của bạn hỗ trợ và đã kích hoạt tính năng TRIM. Việc làm này giúp quản lý việc xóa và ghi dữ liệu hiệu quả, tăng tuổi thọ cho SSD.

Ổ SSD lưu trữ ở mức dung lượng thấp: Tránh việc lưu trữ SSD đến mức tối đa. Giữ ít nhất 10-15% dung lượng trống sẽ giúp ổ cứng của bạn hoạt động hiệu quả hơn.

Tạm kết 

Qua bài viết này mong rằng người dùng có thể hiểu hơn về ổ cứng SSD là gì? Với tốc độ đọc và ghi vượt trội cùng với độ bền cao so với ổ cứng HDD truyền thống. Không những vậy, ổ cứng SSD có khả năng chống sốc và tiêu thụ điện năng thấp nên trở thành một trong những lựa chọn tốt nhất và khó thay thế của mình trong ngành công nghiệp máy tính.

Viettablet.com

Zalo Button