Tần số quét quét màn hình là gì, sự khác biệt giữa màn hình có tốc độ làm tươi 60Hz, 120H, 144Hz?
Xem nhanh [ẨnHiện]
Tần số quét màn hình 60Hz, 120Hz, 144Hz là thông số màn hình của những chiếc smartphone ra mắt gần đây. Cùng Viettablet tìm hiểu sự khác biệt của tốc độ làm tươi màn hình qua bài viết này.
Tốc độ làm tươi hay còn gọi là tần số quét màn hình là một trong những ưu điểm cạnh tranh của các dòng điện thoại, máy tính bảng ngày nay. Để tìm hiểu sự khác biệt và nguyên nhân của câu trên chúng ta cùng tìm hiểu tần số quét màn hình là gì.
Tần số quét màn hình là gì?
Tần số quét màn hình là số lượng khung ảnh hiển thị trong 1 giây trên màn hình, hay còn hiểu là tốc độ cập nhật màn hình của điện thoại. Theo đó tần số càng cao thì khả năng hiển thị của màn hình càng mượt mà, mướt mắt.
Tuy nhiên với những màn hình dưới 6 inch thì tốc độ quét chênh lệch gấp đôi bạn mới có thể nhận thấy sự thay đổi rõ rệt bằng mắt thường. Dĩ nhiên màn hình có tốc độ làm tươi càng lớn thì càng mắc và càng hao pin hơn so với tần số quét thấp hơn.
Đơn vị đo của tần số quét màn hình là Hz và con số phổ biến nhất cho các dòng điện thoại hiện nay là 60Hz. Theo đó màn hình có tần số quét 60Hz thì có 60 lần làm mới màn hình trong 1 giây, 90Hz có 90 lần làm mới và tiếp diễn với 120Hz và 144Hz.
Cơ chế làm mới màn hình của điện thoại hay máy tính bảng và cả TV, màn hình PC là giống nhau. Màn hình thay đổi hình ảnh theo hàng ngang và cần 1 khoảng thời gian nhất định để làm mới toàn bộ màn hình.
Nói như vậy vì rất nhiều người dùng thường nhầm lẫn rằng mỗi lần làm mới hình ảnh điện thoại sẽ thay ngay 1 khung ảnh mới. Chính vì vậy mà tốc độ làm mới của màn hình sẽ ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm của người dùng.
Với màn hình có tần số quét 60Hz khi xem phim hay chơi game bạn có thể thấy màn hình thường xuất hiện những mảng đen do tốc độ làm tươi không kịp. Theo 1 thí nghiệm tốc độ màn hình thì phải mất gần 16,6ms để màn hình 60Hz làm mới hoàn tất 1 lần màn hình, 11,1ms cho màn hình 90Hz làm mới hoàn tất và 8,3ms cho màn hình ProMotion 120Hz của iPad Pro 2017 và 120Hz của Samsung Galaxy Note 20 - 20 Ultra làm mới hoàn tất.
Tuy nhiên tốc độ làm tươi màn hình không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến thời gian làm mới màn hình và độ trễ màn hình. Mà độ trễ này còn chịu ảnh hưởng của chip xử lý và bộ nhớ máy nữa. Thế nhưng về cơ bản thì tần số quét màn hình là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến độ trễ của màn hình.
Tại sao phải quan tâm tần số quét khi lựa chọn màn hình?
Theo chiều dài phát triển của Smartphone, các nhà sản xuất sau khi khai thác triệt để bộ nhớ RAM và ROM, họ chuyển sang camera với thông số lớn hơn, rồi lại đến chế độ chụp ảnh thiếu sáng, chụp ảnh chuyên nghiệp…
Đến hiện nay, khi các công nghệ không thể làm tốt hơn cho bộ nhớ máy và camera nữa thì các nhà sản xuất bắt đầu khai thác đến tốc độ làm mới màn hình. Nói như vậy thì tần số quét màn hình sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến trải nghiệm điện thoại, máy tính bảng của bạn.
Theo đó, Apple cho rằng tần số quét màn hình 60Hz là quá đủ với 1 chiếc smartphone có màn hình dưới 7 inch. Thay vào đó, họ quyết định duy trì sử dụng tần số quét màn hình 60Hz cho các thế hệ iPhone, kể cả iPhone 11 vừa ra mắt gần nhất. Những chiếc iPhone 12, hay cả iPhone 12 Pro Max xịn nhất cũng được đồn đoán là sẽ không có màn hình 120Hz nào để tiết kiệm năng lượng cho máy.
Thì Samsung và những nhà sản xuất điện thoại Android đã bắt đầu thay thế những chiếc điện thoại màn hình 60Hz bằng 120Hz như Samsung Galaxy S20 FE 5G hay thậm chí như Xiaomi Mi 10T Pro 5G vừa được trình làng. Bởi theo họ, tốc độ quét màn hình chính là lợi thế cạnh tranh tiếp theo khi mà người dùng đã bắt đầu làm quen với màn hình có tốc độ làm tươi cao.
Theo bạn thì màn hình tần số quét 60Hz, 90Hz, 120Hz hay 144Hz là đủ với 1 chiếc điện thoại thông minh hiện nay?
Sự khác biệt của tốc độ làm tươi 60Hz, 90Hz, 120Hz, 144Hz
Để làm rõ hơn tốc độ làm tươi màn hình là gì và có ảnh hưởng gì đến trải nghiệm người dùng của những chiếc điện thoại hiện nay, chúng ta cùng tìm hiểu sự khác biệt của các tần số quét màn hình.
Đơn cử là 2 thiết bị di động của Apple như iPhone Xs – Xs Max có tốc độ phản hồi 120Hz trên nền tốc độ làm tươi màn hình 60Hz. Theo Apple thì phản hồi xúc giác ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm người dùng hơn và theo đó chiếc iPhone Xs sẽ nhận tối đa 120 lần nhấn vào màn hình trong 1 giây.
Tuy nhiên con số này là điều không thể xảy ra vì không có ai có thể nhấp 120 lần vào màn hình trong 1s được. Đây cũng là 1 cách làm có thể tăng thời lượng pin cũng như tuổi thọ cho pin của Apple.
Bên cạnh đó, màn hình 120Hz tốc độ quét của iPad Pro 10.5 inch cũ lại là lợi thế cạnh tranh cho dòng iPad Pro này. Theo đó 1 số người dùng đã nhận xét tốc độ làm mới của chiếc máy tính bảng này cực kỳ nhanh nhạy và mướt mắt, tốc độ thao tác vuốt chạm cũng nhanh lên không ít như được “bôi mỡ”.
Sự khác biệt có thể thấy ở đây chính là tốc độ thay đổi khung ảnh của các loại màn hình này. Sự thay đổi của tần số quét hầu như thể hiện rõ ở các tựa game đồ họa nặng và các tác vụ có chuyển ảnh liên tục.
Ở thời điểm hiện tại, thì màn hình có tốc độ làm tươi chủ yếu phục vụ cho anh em có nhu cầu chiến game liên tục và chiến các tựa game đồ họa cao. Bởi các tác vụ này cần đòi hỏi chuyển cảnh liên tục và nhanh.
Vậy theo bạn tốc độ làm tươi này có ảnh hưởng gì đến trải nghiệm điện thoại của mình không? Để lại suy nghĩ của bạn để cùng chia sẻ về đề tài này ngay bên dưới nhé!
>>> Đừng bỏ lỡ:
- eSIM là gì? Tất tần tật những điều nên biết khi sử dụng eSIM
- Mạng 5G là gì? Tốc độ kết nối 5G liệu có nhanh như The Flash
Viettablet.com