Cách kiểm tra điện thoại có bị theo dõi không và những điều bạn cần biết
Xem nhanh [ẨnHiện]
- 1 Những dấu hiệu cho thấy điện thoại có thể bị theo dõi
- 1.1 Pin hao nhanh bất thường
- 1.2 Điện thoại nóng lên dù không sử dụng
- 1.3 Sử dụng dữ liệu di động tăng đột ngột
- 1.4 Nhận các tin nhắn lạ chứa mã hoặc đường dẫn
- 1.5 Điện thoại tự tắt và khởi động lại
- 1.6 Ứng dụng tự động được cài đặt
- 2 Cách phòng tránh để bảo vệ điện thoại không bị theo dõi
Điện thoại thông minh ngày nay trở thành vật bất ly thân đối với hầu hết mọi người, đặc biệt trong thời đại công nghệ phát triển không ngừng. Tuy nhiên, song song với những tiện ích mà điện thoại mang lại, việc sử dụng thiết bị này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, trong đó có việc bị theo dõi và đánh cắp thông tin cá nhân. Cùng với Viettablet tìm hiểu chi tiết cách kiểm tra điện thoại có bị theo dõi qua bài viết sau nhé!
Những dấu hiệu cho thấy điện thoại có thể bị theo dõi
Pin hao nhanh bất thường
Một trong những dấu hiệu đầu tiên của việc bị theo dõi là pin điện thoại giảm nhanh chóng. Khi điện thoại bị cài đặt phần mềm theo dõi, những ứng dụng này thường chạy ngầm, tiêu thụ lượng lớn năng lượng mà người dùng không hay biết.
Nếu bạn nhận thấy pin của mình tụt giảm ngay cả khi không sử dụng các ứng dụng nặng, đây có thể là dấu hiệu điện thoại của bạn bị theo dõi.
Điện thoại nóng lên dù không sử dụng
Nếu điện thoại của bạn bị nóng mà không chạy ứng dụng nào hoặc khi bạn không sử dụng. Việc này là do các ứng dụng hoặc quá trình ẩn đang hoạt động. Các phần mềm theo dõi thường yêu cầu xử lý dữ liệu liên tục, dẫn đến việc thiết bị hoạt động quá mức và tỏa nhiệt dù không được sử dụng. Đây là một trong những cách kiểm tra điện thoại có bị theo dõi dễ nhất mà bạn có thể sử dụng.
Sử dụng dữ liệu di động tăng đột ngột
Một dấu hiệu khác cho thấy điện thoại có thể bị theo dõi là dữ liệu di động (4G, 5G) được sử dụng quá nhiều. Các phần mềm gián điệp có thể gửi và nhận dữ liệu từ xa, chẳng hạn như gửi thông tin từ điện thoại của bạn đến một máy chủ bên ngoài. Nếu bạn thấy mình tiêu thụ nhiều dữ liệu hơn bình thường mà không có lý do hợp lý, có thể điện thoại của bạn đang bị xâm nhập.
Nhận các tin nhắn lạ chứa mã hoặc đường dẫn
Những tin nhắn SMS hoặc tin nhắn qua các ứng dụng chứa mã lạ, đường dẫn không rõ nguồn gốc, hoặc ký tự khó hiểu là một dấu hiệu nguy hiểm. Đây có thể là các tin nhắn từ kẻ theo dõi nhằm cài đặt phần mềm gián điệp hoặc xâm nhập vào hệ thống của bạn. Nếu bạn nhận được những tin nhắn này, hãy tránh mở và lập tức xóa chúng, đồng thời kiểm tra xem thiết bị của mình có bị ảnh hưởng hay không.
Điện thoại tự tắt và khởi động lại
Việc điện thoại tự động tắt và khởi động lại không lý do là một trong những dấu hiệu nghiêm trọng cho thấy có phần mềm điều khiển từ xa đang can thiệp vào thiết bị của bạn. Phần mềm gián điệp có thể làm điện thoại hoạt động thất thường, điều khiển các thao tác mà không cần sự đồng ý của bạn, gây ra hiện tượng tắt và khởi động lại đột ngột.
Ứng dụng tự động được cài đặt
Nếu bạn phát hiện ra các ứng dụng mới mà mình không hề cài đặt, có thể điện thoại của bạn đang bị kiểm soát từ xa. Những ứng dụng này có thể là phần mềm gián điệp hoặc những chương trình độc hại do kẻ tấn công cài vào để thu thập thông tin, theo dõi hoạt động hoặc điều khiển thiết bị của bạn mà bạn không hề hay biết.
Cách phòng tránh để bảo vệ điện thoại không bị theo dõi
Tắt định vị
Để giảm nguy cơ bị theo dõi, bạn nên tắt định vị trên điện thoại . Kẻ tấn công có thể lợi dụng tính năng này để theo dõi vị trí của bạn. Chỉ nên bật định vị khi thật sự cần thiết và đối với những ứng dụng đáng tin cậy. Đặc biệt, hãy kiểm tra lại quyền truy cập định vị của các ứng dụng trong phần cài đặt để đảm bảo rằng không có ứng dụng nào đang thu thập dữ liệu vị trí của bạn mà không có sự cho phép.
Thay đổi tất cả mật khẩu
Nếu bạn nghi ngờ điện thoại bị theo dõi, nên thay đổi mật khẩu của tất cả các tài khoản quan trọng như email, mạng xã hội, ngân hàng và những ứng dụng chứa thông tin nhạy cảm. Sử dụng mật khẩu mạnh đồng thời kết hợp giữa chữ hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt để tăng cường bảo mật. Ngoài ra, bạn nên kích hoạt tính năng xác thực hai yếu tố (2FA) để tăng thêm một lớp bảo vệ cho tài khoản của mình.
Kiểm tra và gỡ bỏ những ứng dụng đáng ngờ
Kiểm tra danh sách ứng dụng đã cài đặt và loại bỏ những ứng dụng không rõ nguồn gốc hoặc những ứng dụng mà bạn không nhớ đã cài đặt. Những ứng dụng này có thể là phần mềm gián điệp hoặc chứa mã độc hại, có khả năng thu thập dữ liệu cá nhân hoặc theo dõi hoạt động của bạn mà bạn không hề hay biết.
Khôi phục lại cài đặt gốc
Nếu bạn phát hiện điện thoại bị theo dõi nhưng không thể xác định chính xác nguồn gốc của phần mềm gián điệp, cách tốt nhất là khôi phục lại cài đặt gốc. Điều này sẽ xóa sạch toàn bộ dữ liệu và ứng dụng khỏi điện thoại, đưa thiết bị trở về trạng thái như khi mới mua. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, hãy sao lưu những dữ liệu quan trọng để tránh bị mất mát.
Sử dụng phần mềm chống theo dõi
Hiện nay có nhiều phần mềm bảo mật và chống theo dõi có thể giúp bảo vệ điện thoại của bạn khỏi các mối đe dọa. Những phần mềm này có khả năng phát hiện và loại bỏ các phần mềm gián điệp, đồng thời ngăn chặn các ứng dụng hoặc website độc hại. Bạn nên chọn phần mềm từ các nhà cung cấp uy tín và luôn cập nhật phần mềm bảo mật thường xuyên để đảm bảo thiết bị của mình được bảo vệ tốt nhất.
Qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã nắm được các dấu hiệu và cách kiểm tra điện thoại có bị theo dõi hay không. Việc nhận biết sớm và thực hiện các biện pháp bảo vệ sẽ giúp bạn giữ an toàn cho thông tin cá nhân cũng như tránh các rủi ro.